Xông mũi họng bằng sả gừng tỏi có hiệu quả?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật - Bác sĩ Truyền nhiễm - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng .

Bên cạnh dùng thuốc, xông mũi họng là một cách thức cơ bản, truyền thống và hiệu quả để điều trị nhiều bệnh mũi xoang và đường hô hấp trên. Với làn hơi nước lan tỏa là vai trò kháng khuẩn cũng như hương thơm tinh dầu, xông mũi họng bằng sả gừng tỏi là một trong các cách sử dụng dung dịch xông mũi họng tự nhiên, có sẵn trong mọi gia đình giúp cải thiện tắc nghẽn đường thở một cách nhanh chóng.

1. Vai trò của việc xông mũi họng

Tình trạng ngạt mũi vốn được kích hoạt bởi phản ứng viêm trong các mạch máu của xoang khi bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng xoang. Do đó, trong quá trình xông hơi, không khí ẩm và ấm được cho là có tác dụng làm lỏng chất nhầy trong mũi, họng và phổi. Điều này có thể làm giảm các triệu chứng của các mạch máu đang bị viêm, sưng tấy trong đường mũi và hô hấp trên.

Ngoài ra, thêm một lợi ích chính của việc hít thở bằng hơi nước ấm và ẩm là còn có thể giúp giảm bớt cảm giác kích ứng và sưng các mạch máu trong đường mũi. Cung cấp hàm lượng ẩm cao trên bề mặt niêm mạc sẽ hỗ trợ loãng chất nhầy trong xoang, giúp chúng dễ dàng thải ra ngoài hơn. Điều này có thể cho phép nhịp thở của người bệnh trở lại bình thường, ít nhất là trong một khoảng thời gian ngắn.

Chính vì vậy, việc xông mũi họng có thể giúp giảm tạm thời các triệu chứng của những bệnh lý sau đây:

Mặc dù hít hơi nước sẽ không chữa khỏi bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh hoặc cúm, nhưng việc xông mũi họng có thể giúp mọi người cảm thấy tốt hơn rất nhiều trong khi cơ thể cố gắng tạo ra sức đề kháng và cải thiện đáng kể các triệu chứng.

2. Tác dụng của xông mũi họng với sả

Tinh dầu sả có nguồn gốc từ cây sả, mọc ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để giảm đau, chữa bệnh dạ dày và hạ sốt. Các đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và kháng nấm của sả cũng có thể mang lại cho thành phần này những lợi ích khác nhau.

Theo đó, những tác dụng của xông mũi họng với sả có thể bao gồm:

2.1. Chống lại vi khuẩn

Các tác giả của một nghiên cứu cho thấy tinh dầu sả có hiệu quả trong việc chống lại các chủng vi khuẩn Acinetobacter baumannii, một tác nhân thường gây viêm phổi hay nhiễm khuẩn huyết đa kháng. Vì thế, xông mũi họng với sả sẽ có hiệu quả trong việc ức chế và tiêu diệt vi khuẩn. Đây cần được xem là một liệu pháp bổ sung để chống lại những bệnh lý không phản ứng với thuốc kháng sinh đơn thuần.

2.2. Giảm viêm

Tinh chất trong sả giúp làm dịu các phản ứng viêm trong niêm mạc mũi xoang, cải thiện số lượng dịch xuất tiết, giúp giảm tắc nghẽn hô hấp.

2.3. Chống nhiễm nấm

Không chỉ có tác dụng kháng khuẩn, các nhà nghiên cứu đã xem xét tác động in vitro của tinh dầu sả chanh đối với các loại nấm cụ thể, bao gồm cả nấm Candida albicans, cho thấy các tác dụng chống nấm đầy hứa hẹn.

2.4. Cung cấp chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do có hại và stress oxy hóa trong cơ thể, có thể giúp giảm các phản ứng sưng viêm, gây kích ứng tại mũi xoang.

2.5. Tạo điều kiện thư giãn

Mùi thơm hương chanh của sả khi dùng dưới dạng một dung dịch xông mũi họng cho phép cơ thể thư giãn trí óc tuyệt vời, thậm chí còn giúp điều trị đau đầu hiệu quả.

3. Tác dụng của xông mũi họng với gừng

Gừng từ lâu đã được nghiên cứu kỹ lưỡng về những lợi ích đối với tâm trí, cơ thể và tâm hồn. Tinh dầu gừng là một loại dầu được chiết xuất từ củ gừng và có thể cung cấp cho người dùng một số lợi ích khi dùng xông mũi họng.

3.1. Cải thiện các vấn đề về hô hấp

Theo nghiên cứu sâu rộng, tinh dầu gừng có thể giúp chữa tất cả các vấn đề về hô hấp. Trên thực tế, nếu có lúc khó thở, xông mũi họng với gừng có thể giúp cải thiện tình trạng tắc nghẽn hô hấp nhanh chóng.

Hơn nữa, xông mũi họng với gừng còn có thể giúp làm sạch chất nhầy bên trong cổ họng và phổi. Do đó, cách thức này có thể rất hiệu quả khi một người đang bị cảm lạnh hoặc cúm, hoặc thậm chí đối với các tình trạng nghiêm trọng hơn như viêm phế quản hoặc hen suyễn.

Đặc tính chống viêm của dầu gừng làm giảm viêm phổi và mở rộng đường dẫn khí. Điều này đã được chứng minh bởi một nghiên cứu nói rằng dầu gừng có thể giúp loại bỏ bất kỳ chứng viêm, kích ứng hoặc nhiễm trùng nào trong ống dẫn khí của con người. Vì lý do này, bất kỳ ai có vấn đề về hô hấp đều có thể được hưởng lợi từ việc xông mũi họng với gừng.

3.2. Giảm viêm

Tình trạng viêm trong cơ thể là một phản ứng bình thường đối với tổn thương và dẫn đến việc chữa lành nhanh hơn. Đôi khi, hệ thống miễn dịch lại có thể phản ứng quá mức và bắt đầu tấn công các mô khỏe mạnh xung quanh, gây ra một lượng hóa chất viêm không lành mạnh và càng làm tổn thương mô.

Tại đường hô hấp trên nói riêng, tình trạng viêm quá mức tại các xoang và mũi họng sẽ gây nghẹt mũi, sổ mũi, khàn giọng, ho kéo dài và khó chịu nhất là làm tắc nghẽn đường thở. Lúc này, tinh chất gừng là một trong những loại dung dịch xông mũi họng chống viêm nhiễm tốt nhất có thể sử dụng.

3.3.Giàu chất chống oxy hóa

Vì tinh dầu gừng có hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, thành phần này có thể ức chế quá trình oxy hóa trong cơ thể do các gốc tự do có hại gây ra. Theo đó, bằng cách ức chế các quá trình oxy hóa trong cơ thể, dầu gừng có thể giúp cải thiện toàn diện sức khỏe.

3.4. Giúp chống lo âu và trầm cảm

Tinh dầu gừng thường được sử dụng trong liệu pháp hương thơm khi xông mũi họng có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng mệt mỏi. Cách thức này cũng có thể giúp điều trị các tình trạng sức khỏe tâm thần nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như trầm cảm hoặc lo lắng.

Chỉ cần duy trì thói quen xông mũi họng với một vài giọt dầu gừng hay thay thế với vài lát gừng tươi mỗi đêm trước khi ngủ cũng có thể giúp ngủ sâu giấc hơn.

4. Tác dụng của xông mũi họng với tỏi

Là một loại gia vị quen thuộc trong chế biến món ăn, tỏi cực kỳ tốt cho sức khỏe, vì có nhiều lợi ích và được sử dụng như một loại thuốc lợi tiểu, long đờm, kích thích và tiêu độc. Tuy nhiên, việc xông mũi họng với tỏi lại ít phổ biến cho có mùi hăng hơi khó chịu, thay vì cho hương thơm như tinh dầu sả gừng nêu trên.

Tuy vậy, việc xông mũi họng với tỏi đã cho thấy là có thể đem lại nhiều lợi ích như bổ sung liệu pháp chống ký sinh trùng, kháng khuẩn, kháng nấm và diệt côn trùng. Dưới đây là một số lợi ích của tinh dầu tỏi như sau:

4.1. Chống vi rút

Tinh dầu tỏi khi dùng tại chỗ có thể được xem như một chất chống vi-rút, vì nhiều loại vi-rút như cúm B, cytomegalovirus ở người, vắc-xin và Rhinovirus ở người rất nhạy cảm với chiết xuất từ tỏi.

Theo đó, cơ chế chống vi rút của xông mũi họng với tỏi là giúp tăng cường hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên, tế bào tiêu diệt các tế bào khác đã bị nhiễm vi rút.

4.2. Tăng cường miễn dịch và giảm viêm

Tinh dầu tỏi có tác dụng điều hòa miễn dịch, có nghĩa là cho tác động đến hệ thống miễn dịch bằng cách giảm viêm và tăng cường miễn dịch. Có hai loại tế bào đóng vai trò trong phản ứng miễn dịch chính yếu là Th1 và Th2. Tế bào Th1 chịu trách nhiệm sản xuất các hợp chất gây viêm, trong khi tế bào Th2 kích hoạt phản ứng miễn dịch để giải quyết tình trạng viêm. Lúc này, các chất chiết xuất từ tinh dầu tỏi sẽ giúp thay đổi sự cân bằng của tế bào Th1 sang tế bào Th2, do đó tăng cường khả năng miễn dịch và giảm viêm đồng thời.

5. Làm sao để thực hiện xông mũi họng tại nhà?

Để xông mũi họng, người dùng sẽ cần các dụng cụ sau:

  • Một cái bát lớn
  • Một chút nước
  • Nồi hoặc ấm đun nước và bếp hoặc lò vi sóng để làm nóng nước
  • Một cái khăn tắm
  • Các loại tinh dầu như sả, gừng và tỏi. Có thể lấy các nguyên liệu từ tự nhiên để thay thế. Theo đó, sả cần được sơ chế bằng cách đập dập phần củ, gừng và tỏi cần được cắt thành cát lát mỏng.

Sau đây là quá trình thực hiện xông mũi họng bằng sả gừng tỏi:

  • Đun nước đến sôi.
  • Cẩn thận đổ nước nóng vào bát
  • Thêm vài giọt tinh dầu hay nấu sôi các nguyên liệu còn tươi
  • Trải khăn lên sau đầu
  • Bật đồng hồ hẹn giờ
  • Nhắm mắt lại và từ từ cúi đầu về phía nước nóng cho đến khi vùng mũi xoang cách mặt nước khoảng 20cm một cách thận trọng để tránh bị bỏng.
  • Hít vào từ từ và sâu nhất có thể bằng mũi, thở ra bằng miệng trong ít nhất hai đến năm phút.
  • Đừng xông kéo dài quá 10 đến 15 phút cho mỗi lần. Tuy nhiên, có thể lặp lại việc xông mũi họng bằng sả gừng tỏi với hai hoặc ba lần mỗi ngày nếu các triệu chứng chưa cải thiện như mong muốn.

Một cách khác để thực hiện xông mũi họng bằng tỏi sả gừng là dùng máy xông hơi điện. Đối với những thiết bị này, người dùng chỉ cần thêm dung dịch xông mũi họng đến mức được chỉ định và cắm điện vào hệ thống. Máy xông hơi sử dụng điện sẽ tạo hơi nước nguội trước khi thoát ra khỏi máy nên có thể tránh nguy cơ gây bỏng, nhất là đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi hạn chế vận động.

Tóm lại, nền y học hiện đại ngày nay dù đã có nhiều bước phát triển vượt bậc nhưng không thể phủ nhận vai trò của xông mũi họng. Theo đó, việc sử dụng dung dịch xông mũi họng từ nguồn nguyên liệu tự nhiên như xông mũi họng bằng sả gừng hay xông mũi họng bằng tỏi sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng chịu do tình trạng viêm mũi xoang gây ra. Hơn nữa, các thành phần này còn đem lại đặc tính kháng khuẩn, chống vi rút và tăng cường miễn dịch nên giúp người bệnh mau phục hồi hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: greatist.com, medicalnewstoday.com/, /maverikoils.com, timesofindia.indiatimes.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan