Phụ nữ mang thai và cho con bú cần lưu ý những gì trong mùa dịch Covid 19

Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 gây ra, nó dẫn đến các biến chứng bất lợi cho thai kỳ. Ngoài ra, nếu đang chăm sóc con nhỏ hoặc đang trong thời kỳ cho con bú, người mẹ cũng cần tìm hiểu thông tin và áp dụng để bảo vệ an toàn cho bé và cho cộng đồng.

1. COVID-19 đối với phụ nữ mang thai

1.1 Phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn các đối tượng khác?

Chưa có thông tin từ các báo cáo khoa học nào được công bố về mức độ dễ mắc của phụ nữ mang thai với COVID-19. Phụ nữ mang thai trải qua những thay đổi về miễn dịch và sinh lý có thể khiến họ dễ bị nhiễm bệnh về đường hô hấp do virus, trong đó có thể bao gồm cả COVID-19.

Phụ nữ mang thai cũng có thể có nguy cơ mắc nặng hơn, tỷ lệ tàn tật hoặc tử vong cao hơn so với các đối tượng còn lại như đã được chỉ ra trong dịch gây ra bởi các loại coronavirus khác (bao gồm hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS- CoV) và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus khác, ví dụ như cúm, trong khi mang thai.

1.2 Phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 có tăng nguy cơ dẫn đến các tình huống xấu cho cả mẹ và con không?

Không có thông tin về những hậu quả nặng nề ở thai kỳ ở phụ nữ mang thai khi bị nhiễm COVID-19.

Trường hợp xấu nhất là mất thai bao gồm sảy thaithai chết lưu, đã được quan sát thấy trong các trường hợp nhiễm các coronavirus khác có liên quan [SARS-CoVMERS-CoV]. Sốt cao trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh nhất định.

Cân nặng thai nhi 3 tháng giữa
Sốt cao trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ bị dị tật ở trẻ

1.3 Nhân viên chăm sóc sức khỏe khi mang thai có nguy hiểm cho thai nhi không nếu họ chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19?

Nhân viên chăm sóc sức khỏe là phụ nữ mang thai nói chung nên tuân theo các hướng dẫn đánh giá rủi ro và kiểm soát bệnh truyền nhiễm đối với các trường hợp có tiếp xúc với các trường hợp nghi nhiễm hoặc các trường hợp đã được xác định là nhiễm COVID-19.

Tuân thủ các thực hành kiểm soát và phòng ngừa bệnh truyền nhiễm đã được khuyến nghị là một phần quan trọng trong việc bảo vệ tất cả các nhân viên chăm sóc sức khỏe đang trong quá trình mang thai.

Thông tin về COVID-19 trong thai kỳ rất hạn chế. Các cơ sở y tế nên cân nhắc việc hạn chế tiếp xúc của nhân viên y tế là phụ nữ mang thai đối với các trường hợp đã xác định nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19. Đặc biệt là trong trường hợp các thủ thuật mà có nguy cơ cao (ví dụ như khí dung) nếu cơ sở đó có thể sắp xếp được nhân lực khác của bệnh viện thay thế.

2. Lây truyền trong COVID 19 khi mang thai hoặc trong khi sinh

2.1 Phụ nữ mang thai có COVID-19 có thể truyền virus cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh (tức là có lây truyền dọc) không?

Sự lây truyền COVID-19 được cho là do tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh thông qua các giọt bắn đường hô hấp. Việc một phụ nữ mang thai có COVID-19 có thể truyền virus gây ra COVID-19 cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh bằng các đường lây truyền dọc khác (trước, trong hoặc sau khi sinh) vẫn chưa được biết.

Tuy nhiên trong một số ít nghiên cứu trên một số ít trường hợp hiện nay thì không có trường hợp nào bé được sinh ra do bà mẹ có COVID 19 cho kết quả dương tính với chủng virus này.

Virus corona trên bề mặt vải
Hiện nay không có trường hợp nào em bé được sinh ra khi mẹ bị mắc Covid 19

Virus này cũng không được phát hiện trong các mẫu nước ối hoặc sữa mẹ. Trên các nguồn thông tin đã được ghi nhận về sự lây truyền dọc ở các coronavirus (MERS-CoV và SARS-CoV) khác trong quá trình sinh nở là không được báo cáo

2.2 Trẻ sơ sinh có mẹ bị COVID-19 đối mặt với nguy cơ gì?

Dựa trên các báo cáo trường hợp hạn chế ghi nhận được, những hậu quả bất lợi về sức khỏe ở trẻ sơ sinh (ví dụ: sinh non) đã được báo cáo ở những trẻ sinh ra từ bà mẹ dương tính với COVID-19 trong khi mang thai.

Tuy nhiên, không rõ ràng rằng những kết quả này có liên quan đến việc nhiễm bệnh mẹ. Ở thời điểm này thì các bằng chứng về sự bất lợi ở trẻ sơ sinh không được biết đến.

Với các dữ liệu hạn chế có liên quan đến COVID-19 trong thai kỳ, kiến ​​thức về các hậu quả xấu từ các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác có thể cung cấp một số khuyến nghị hữu ích.

Ví dụ, chẳng hạn như cúm, có gây ra hậu quả cho trẻ sơ sinh, bao gồm thấp cân khi sinh và sinh non. Ngoài ra, bị cảm lạnh hoặc cảm cúm cùng với triệu chứng sốt cao trong những tháng đầu tiên của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh nhất định. Trẻ đẻ ra bị sinh non hoặc nhỏ con so với tuổi thai ở các bà mẹ nhiễm SARS-CoV và MERS-CoV.

2.3 Nuôi con bằng sữa mẹ đối với người mẹ đã được chẩn đoán hoặc đang bị nghi nhiễm COVID-19

Hướng dẫn này dành cho những phụ nữ được chẩn đoán xác định có COVID-19 hoặc là những nằm trong diện nghi ngờ nhiễm COVID-19 và hiện đang cho con bú.

Hướng dẫn tạm thời này dựa trên những hiểu biết hiện tại về COVID-19 và những hiểu biết về các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp do virus khác. CDC sẽ cập nhật hướng dẫn tạm thời này khi cần thiết khi có thêm thông tin.

Alpha-limolenic acid an toàn cho phụ nữ cho con bú
Chưa có kết luận chắc chắn về nguy cơ Covid-19 lây truyền qua sữa mẹ

2.4 COVID-19 có lây truyền qua sữa mẹ không?

Phương thức lây lan COVID-19 là chưa chắc chắn. Lây lan từ người sang người được cho là xảy ra chủ yếu qua các giọt bắn đường hô hấp được tạo ra khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi, tương tự như cách cúm (cúm) và các mầm bệnh đường hô hấp khác lây lan.

Trong một số các nghiên cứu hạn chế ở phụ nữ mắc COVID-19 và một bệnh số truyền nhiễm do coronavirus khác như hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV), virus này chưa được phát hiện trong sữa mẹ. Tuy nhiên chúng tôi không biết chắc liệu các bà mẹ có COVID-19 có thể truyền virus qua sữa mẹ hay không.

2.5 Có nên cho con bú khi nhiễm Covid-19 hoặc các bệnh truyền nhiễm khác không?

Sữa mẹ cung cấp kháng thể chống lại nhiều bệnh tật. Trong số một số trường hợp ngoại lệ rất hiếm gặp thì việc cho con bú sữa mẹ không được khuyến khích. CDC không có hướng dẫn cụ thể về việc cho con bú trong khi bị nhiễm các loại virus tương tự như SARS-CoV hoặc Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV).

Ngay khi sinh xong, CDC khuyến nghị bà mẹ bị cúm tiếp tục cho con bú hoặc vắt sữa cho con bú trong khi tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa cá nhân để tránh lây truyền virus cho con.

Mặc dù sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho hầu hết trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, có nhiều điều chưa biết về COVID-19. Việc bắt đầu hay tiếp tục cho con bú nên được quyết định bởi người mẹ cùng với các thành viên trong gia đình và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Một bà mẹ nhiễm COVID-19 được chẩn đoán hoặc là các bà mẹ nghi ngờ do có triệu chứng nên thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa có thể để tránh lây truyền virus cho trẻ, bao gồm rửa tay trước khi chạm vào trẻ sơ sinh và đeo khẩu trang, nếu có thể, trong khi cho con bú.

Nếu vắt sữa mẹ bằng máy hút sữa bằng tay hoặc bằng máy hút sữa điện, mẹ nên rửa tay trước khi chạm vào bất kỳ bộ phận nào của bình sữa và máy hút sữa, và tuân theo các hướng dẫn để vệ sinh máy hút sữa đúng cách sau mỗi lần sử dụng. Nếu có thể, hãy cân nhắc việc cho bé bú nhờ một ai đó mà bà mẹ đó có tình trạng sức khỏe tốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: Cdc.gov

2.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan