Những điều đơn giản và thẳng thắn về Coronavirus cha mẹ nên nói với trẻ

Với số lượng bệnh nhân mắc coronavirus đang gia tăng trên khắp thế giới, trẻ em đang tiếp xúc với nhiều ngộ nhận và thông tin sai lệch từ các nguồn khác nhau. Trẻ cũng là đối tượng đang chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề dịch bệnh khi các em phải nghỉ học, và hạn chế đến những khu vui chơi yêu thích hoặc tụ tập với bạn bè. Làm thế nào để cha mẹ giúp trẻ cập nhật với những thông tin mới nhất về dịch mà không làm bé sợ hãi? Bài viết sau sẽ đưa ra một số lưu ý dành cho bố mẹ khi giải thích về dịch Covid-19 với trẻ.

1. Cha mẹ nên hiểu những băn khoăn của trẻ

Trẻ có thể hỏi những câu hỏi như là:

  • "Con sẽ sẽ bị bệnh?"
  • "Trường học của con sẽ đóng cửa chứ?"
  • "Những người mắc bệnh sẽ tử vong? "

Coronavirus đang là chủ đề nóng trên mọi kênh truyền thông. Trẻ cũng có xu hướng đặt các câu hỏi trực tiếp về những gì đang diễn ra. Trong khi khả năng bị lây nhiễm của trẻ là rất thấp, các bài viết trên mạng xã hội và tin đồn có thể khiến trẻ trở nên hoang mang

Trong khi nguy cơ những người trẻ tuổi bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi virus có vẻ thấp, các bài đăng trên mạng xã hội và tin đồn về vấn đề này có thể gây hoang mang. Những thông tin về cái chết, tình trạng thiếu lương thực và các trường học bị đóng cửa và việc lưu hành các cụm từ như “tiềm năng đại dịch” có thể làm tăng cảm giác lo sợ ở trẻ.

Xem thêm: Virus corona - Tin đồn và sự thật

Virus corona tồn tại trên bề mặt bao lâu?
Cha mẹ nên chuẩn bị kiến thức cơ bản về coronavirus

2. Hãy học cách kiểm soát các thông tin

Giọng điệu là rất quan trọng khi nói chuyện về coronavirus với các bé, lời khuyên từ Angharad Rudkin, nhà tâm lý học lâm sàng và nhà cố vấn của cuốn sách nuôi dạy trẻ “What My Child Thinking?” _ Con tôi đang nghĩ gì? "Tất cả chúng ta đều thích những câu chuyện đáng sợ ở một mức độ nào đó, nhưng chúng ta không muốn nghe về chúng quá nhiều khi mà nguy cơ là rất gần", cô nói. "Hãy giúp trẻ tránh xa khỏi các nguy cơ lây nhiễm bằng cách cung cấp thông tin về cách lây lan của coronavirus và những gì chúng ta có thể làm để giúp giảm thiểu những nguy cơ đó một cách thú vị như là chơi đùa với các bong bóng xà bông đáng yêu khi rửa tay”

3. Covid-19 là gì?

Covid-19 là một bệnh về đường hô hấp do coronavirus mới gây ra, nó có khả năng bắt đầu bằng sốt, sau đó là ho khan. Sau khoảng một tuần, nó có thể gây ra khó thở và một số bệnh nhân cần điều trị tại bệnh viện.

Hiện tại thì chúng ta chưa biết chính xác làm thế nào virus này lây lan từ người sang người, nhưng những virus tương tự cùng họ corona lây lan thông qua các giọt bắn, chẳng hạn những giọt bắn được tạo ra khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi.

Tiến sĩ Rudkin nói, điều cần thiết là nói chuyện với trẻ về những điều trẻ có thể thực hiện để giảm nguy cơ lây nhiễm của bản thân, chẳng hạn như vứt bỏ khăn giấy vào thùng rác có nắp đậy. Khi kết thúc lời giải thích của bố mẹ, bố mẹ nên chuyển câu chuyện sang một một vấn đề "không đe dọa”, chẳng hạn như những gì họ đã ăn trưa nay hoặc họ nghĩ ai sẽ thắng trận bóng đá tối nay", bà Tiến sĩ nói thêm.

Covid
Dịch bệnh Covid-19 do virus corona chủng mới gây ra

Virus có thể sớm ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Chính phủ Anh cho biết, trong các kế hoạch mới nhất của mình, có tới 1/5 số công nhân có thể nghỉ ốm khi dịch lên tới đỉnh điểm cùng với việc đóng cửa trường học là có khả năng xảy ra.

Một lưu ý trong khi giải thích về virus này là rất khó để dự đoán tình hình tiếp theo của dịch, mặc dù còn quá sớm để khẳng định. Dù các nghiên cứu có giới hạn, các bằng chứng cho thấy trẻ em mắc Covid-19 có xu hướng biểu hiện các triệu chứng nhẹ.

Trong khi cha mẹ có nhiều kinh nghiệm trong việc giải thích các mối đe dọa toàn cầu ví dụ như vấn đề chiến tranh, khủng bố và biến đổi khí hậu - trẻ em trước tuổi vị thành niên vẫn đang phát triển khả năng đánh giá rủi ro, Tiến sĩ Rudkin nói. Vì vậy, cần thiết là ba mẹ nên cố gắng tìm hiểu mức độ lo lắng của trẻ đối với coronavirus là gì.

Trong trường hợp bé trai hay bé gái bị nhiễm coronavirus, cha mẹ được khuyên không nên giải thích một cách quá mức các nguy cơ đối về sức khỏe mà bé có thể gặp phải.

"Bạn có thể nói với trẻ rằng" nó giống như là hơi đau họng một chút", bằng cách ấy trẻ nhận thấy điều đó không đáng sợ như chúng nghĩ", Jon Gilmartin, một nhà trị liệu ngôn ngữ tại tổ chức từ thiện trẻ em “I can”nói.

Người già và những người đang gặp các vấn đề về sức khỏe (có bệnh lý nền) được cho là có nguy cơ tử vong cao nhất hoặc mắc bệnh nghiêm trọng hơn khi nhiễm coronavirus. Điều này có thể khiến trẻ lo lắng về bạn bè và người lớn tuổi trong gia đình.

Tiến sĩ Rudkin khuyên các bố mẹ trung thực trong lập luận của mình khi nói với trẻ "cuối cùng tất cả chúng ta sẽ chết nhưng nguy cơ không đến khi chúng ta chưa già, chưa thực sự già".

Trẻ đau họng,
Chá mẹ cần diễn tả triệu chứng bệnh bằng một số ví dụ đơn giản

4. Sử dụng ngôn ngữ đơn giản

“ Chúng ta cũng có thể nói về nó bằng một nụ cười và sử dụng sự hài hước của bố mẹ, hoặc ít nhất là một cái chạm nhẹ, điều đó giúp con cái chúng ta không rơi vào một sự lo lắng mà chúng thực sự không cần thiết, cho đến khi chúng ít nhất 13 tuổi "cô nói thêm. "Hãy trấn an con bạn rằng bạn và ông đang rất khỏe mạnh và bạn sẽ tiếp tục làm tất cả những gì có thể để giữ sức khỏe của bạn/ông ngoại khỏe mạnh và an toàn."

Khả năng xử lý những thông tin phức tạp và những nguồn thông tin nói về các vấn đề mang tính nguy cơ của trẻ em sẽ tăng dần theo tuổi, vì vậy cách cha mẹ nói chuyện với trẻ ba tuổi rất khác so với việc nói chuyện với một thiếu niên - và nó liên quan đến khả năng phán đoán cá nhân.

Ông Gilmartin đề nghị sử dụng "ngôn ngữ đơn giản" cho tất cả các nhóm tuổi và cho phép trẻ em đặt ra "rất nhiều câu hỏi" để cho trẻ cảm thấy rằng đang được lắng nghe.

Trẻ em, giống như phần còn lại cộng đồng, tiếp xúc với những thông tin sai lệch và sự ngộ nhận về coronavirus, thông qua tin đồn ở xã hội và đặc biệt là ở lứa tuổi tiền thanh thiếu niên và thanh thiếu niên thông qua các phương tiện truyền thông xã hội.

Mạng xã hội
Mạng xã hội có thể chứa nhiều thông tin sai lệch

Cách tốt nhất để ứng xử với điều này là cung cấp "thông tin phù hợp với lứa tuổi và sự trấn an", Tiến sĩ Rudkin nói, vì nguồn tin mà những người trẻ cảm thấy tin tưởng nhất là từ cha mẹ.

Kết luận: Như vậy cha mẹ nên thẳng thắn để chia sẻ thông tin với trẻ để trẻ có thể hiểu được tình hình và tham gia vào các biện pháp dự phòng của gia đình. Tuy nhiên thì cần tránh để trẻ có tâm lý hoang mang vì dịch bệnh đã được chứng minh thông qua một số các bằng chứng hợp lý để trẻ hiểu rằng trẻ không phải là đối tượng dễ bị tổn thương trong dịch bệnh này.

Nguồn: BBC.COM

122 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan