Người bị Covid nên ăn cháo gì?

Cháo là món ăn phổ biến dành cho người ốm. Bên cạnh đó bệnh nhân bị Covid sức khỏe suy yếu ăn uống khó khăn, cháo sẽ là lựa chọn tăng cường dinh dưỡng cùng các thực phẩm nấu kèm. Vậy khi bị Covid ăn cháo gì sẽ tăng cường sức khỏe và giúp người bệnh mau chóng hồi phục?

1. Có nên ăn cháo khi bị nhiễm F0

Theo quan điểm đông y, bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp do cơ thể bị nhiễm hàn. Người bệnh kèm chứng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu nên cần lựa chọn thực phẩm mềm dễ tiêu để giúp người bệnh vừa đảm bảo dinh dưỡng lại không gây ảnh hưởng cho đường ruột.

Virus phát triển mạnh nếu người bệnh sử dụng các món ăn có tính nóng. Vì thế món ăn nhẹ, có thể thanh nhiệt giải độc thường được ưu tiên sử dụng cho người ốm hoặc mới khỏi ốm.

2. Bệnh nhân bị Covid ăn cháo gì?

2.1. Cháo đậu xanh

Bị covid ăn cháo gì? Ăn cháo đậu xanh được không? Cháo đậu xanh có thể giải nhiệt giúp thanh lọc cơ thể. Người bệnh xuất hiện sốt, ho khan, khó thở do nghẹt mũi,... sẽ phù hợp sử dụng cháo này trong điều trị. Nguyên liệu cần sử dụng cho một lần ăn khoảng 1 lạng đậu xanh nguyên vỏ, nước, muối, gạo... tùy khẩu vị từng người để vừa ăn.

Theo những ghi chép trong đông y, đậu xanh vị ngọt tính mát thích hợp cho thanh nhiệt bổ tỳ. Đồng thời khả năng thải nhiệt của vỏ đậu xanh sẽ giúp người bệnh mau chóng phục hồi.

Các nghiên cứu dinh dưỡng thành phần cũng tìm thấy 100 g đậu xanh nguyên hạt có thể cung cấp cho người dùng:

  • 23,8 gam đạm thực vật
  • 0,5 gam chất béo
  • 58,8 gam đường
  • 0,22 gam caroten
  • 0,53 mg Vitamin B1
  • 4 mg vitamin C
  • Ngoài ra là nhiều nguyên tố vi lượng như PP, Ca , P và Fe.

Với lượng đậu xanh này sẽ cung cấp cho cơ thể 332 calo. Nguồn năng lượng này vừa đủ để duy trì cho một bữa ăn. Sau khi sử dụng, nhiệt độ cơ thể sẽ được giảm dần và có khả năng hạ sốt tự nhiên. Nếu trẻ nhỏ hay người lớn thân thể yếu ớt chậm tăng cân hay bị tiểu đường hoặc cao huyết áp cũng có thể áp dụng món cháo này để cải thiện tình trạng.

Khi dùng cháo cho người có biểu hiện ho sốt lâu ngày có thể dùng cùng 80 gam lá dâu non. Nước đậu cùng nước lá dâu sẽ giải quyết được nguy cơ co giật ở người sốt cao. Dùng đậu xanh cùng nước mía, nước sắn dây, nước mơ hay sơ ri.. có thể hạ sốt hoặc giảm khô miệng khát nước do thân nhiệt tăng. Khi người bệnh đang sốt cao các món ăn thô cứng khó tiêu không nên sử dụng. Vì vậy đạm thực vật đặc biệt là đạm từ các loại đậu sẽ được ưu tiên hơn đạm động vật.

2.2. Cháo đậu đen

Đậu đen có khả năng giải độc dưỡng nhan bổ khí. Vậy bị Covid ăn cháo gì với đậu đen? Khi nấu cháo đậu đen cho bệnh nhân Covid nên cho thêm gừng để làm ấm. Trong 100 gam đậu đen có thể cung cấp cho cơ thể nhiều dinh dưỡng như:

  • 24,2 % Protit
  • 1,7 % Chất béo
  • 53,3 % Gluxit
  • Muối khoáng và các vitamin thiết yếu

Đặc biệt hơn cả trong cháo đậu đen có chứa nhiều axit amin hỗ trợ chuyển hóa và thúc đẩy sự hấp thụ lên thành ruột non. Người bệnh sốt cao hoặc đang trong quá trình hồi phục nên sử dụng cháo đậu đen để duy trì cải thiện tình trạng sức khỏe.

Nếu sốt cao kèm đau nhức cơ thể có thể dùng cùng rau má tươi, rễ cỏ tranh. Các nguyên liệu này sẽ đun lấy nước để nấu cháo. Khi người bệnh khô miệng háo nước nên nấu đậu đen cùng nước dừa, nước chanh, nước cam hoặc nước trái cây.

2.3. Cháo gạo nhân sâm

Sau khi sốt kéo dài cơ thể sẽ suy yếu lượng nhiệt không ngừng gia tăng khiến người bệnh rơi vào mệt mỏi. Bài thuốc làm từ cháo gạo tẻ hạt sen nhờ kết hợp lá tre, mạch môn, cam thảo, bán hạ sẽ có thể an thần ổn định khí huyết cho người bệnh.

Tỷ lệ nguyên liệu theo bài thuốc này là 80 gam gạo tẻ, 20 gam nhân sâm, 40 gam lá tre, 6 gam bán hạ, 4 gam cam thảo, 20 gam mạch môn. Vị ngọt tính bình của gạo tẻ sẽ giúp cung cấp năng lượng cùng các vitamin nhóm B cho cơ thể. Đây là nguồn dinh dưỡng thiết yếu, khi bổ sung sức đề kháng sẽ cải thiện và điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.

Bài thuốc này đã được Tuệ Tĩnh ghi chép lại trong sách cổ để lưu truyền. Theo sách, người nhiệt tà, âm hư và mới khỏi bệnh sử dụng sẽ đạt hiệu quả. Nếu trẻ nhỏ sốt cao khó cắt sốt có thể dùng phương pháp này hạ sốt. Người thoát dương chân tay đổ mồ hôi nhiều kèm sốt cũng có thể cải thiện sau khi sử dụng món cháo này.

2.4. Cháo trứng tía tô

Tía tô là một loại dược thảo tự nhiên tốt cho người cảm. Đối với người cảm cúm hay ho sốt nên sử dụng tía tô để tăng sức đề kháng. Cháo trứng tía tô khá phổ biến cho những người bị cảm cúm mới khỏi và cần điều dưỡng.

Sau khi sử dụng, người dùng sẽ toát mồ hôi liên tục. Hệ bài tiết thông qua đó đào thải độc tố ra khỏi cơ thể và giúp hạ nhiệt. Nhưng với người bị cảm hoặc sốt do virus cần lưu ý tránh gió để không cảm ngược khi đang toát mồ hôi. Mồ hôi tiết ra cũng cần được lau khô để tránh cảm ngược nguy hiểm cho sức khỏe.

Ngoài ra, có nhiều người thắc mắc nhiễm Covid ăn cháo vịt được không? Bị Covid ăn cháo gì? Vịt có tính hàn lại chứa đạm thường không khuyến khích cho người bệnh. Tóm lại, những người bệnh Covid muốn điều dưỡng cơ thể bằng cháo nên chọn nguyên liệu mềm nhiều dinh dưỡng đặc biệt dễ tiêu hóa sẽ hiệu quả tốt hơn

Bên cạnh việc bổ sung các món ăn dinh dưỡng khi mắc Covid, thăm khám sức khỏe hậu Covid rất quan trọng, nhằm ngăn ngừa có di chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như sương mù não, đau lưng, đau vai gáy, hụt hơi, rụng tóc, rối loạn nội tiết,...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan