Làm gì nếu bị mất ngủ sau khi khỏi covid?

Bài viết được tham vẫn chuyên môn cùng Bác sĩ Phan Đình Thủy Tiên - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Khi bị nhiễm virus gây bệnh Covid-19, khổng chỉ sức khỏe tổng thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng mà sau khi điều trị khỏi bệnh còn rất nhiều di chứng để lại. Bị mất ngủ sau khi khỏi Covid chính là một ví dụ điển hình. Vậy điều trị mất ngủ sau covid như thế nào?

1. Nguyên nhân bị mất ngủ sau khi khỏi covid

Khi được xác định dương tính với virus SAR - COV - 2 thì nhiều cơ quan trong cơ thể sẽ gặp phải tình trạng nhiễm trùng. Sau quá trình điều trị và có kết quả xét nghiệm âm tính nhưng những tác hại và độc tố mà virus để lại vẫn còn xuất hiện ở một số bộ phận trên cơ thể như cơ quan nội tạng, khớp, hệ thần kinh, da.... Sau khi khỏi bệnh từ 2 - 4 tuần, những độc tố còn sót lại sẽ khiến các cơ quan bị suy giảm chức năng và đó được gọi di chứng hậu covid.

Khi bệnh nhân nhiễm covid, phổi và các cơ quan lân cận khó tránh bị virus tấn công. Chính vì thế, sự tổn thương càng nặng thì các vấn đề của hệ hô hấp càng nghiêm trọng. Khi một cơ quan tổn thương thì hệ thần kinh sẽ nhận thông tin và phát tín hiện thông báo. Từ đó, ảnh hưởng đến tâm lý và xuất hiện tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Đặc biệt là biến chủng mới OMICRON với tốc độ lây lan nhanh và ít biểu hiện. Người nhiễm biến chủng này thường bị ho , đau nhức đầu , khó thở, khiến tâm lý dẫn đến căng thẳng. Vì thế nhiễm Omicron sẽ làm tăng nguy cơ bị mất ngủ sau khi khỏi covid. Một vài kết quả được thông báo từ bệnh nhân cho thấy phụ nữ sẽ có nguy cơ cao mất ngủ hơn nam giới sau khi khỏi bệnh.

Theo y học chứng minh, giấc ngủ là thời gian giúp cơ thể nghỉ ngơi. Khi con người ngủ sâu các cơ quan mới có thể đào thải độc tố giúp cân bằng trạng thái. Trung bình người trưởng thành cần ngủ ít nhất 6 giờ/ ngày. Khi khỏi bệnh nếu bạn có giấc ngủ ít hơn thì nên chú ý để xác định nguyên nhân có phải là do hậu covid hay không?

2. Những điều nên thực hiện để để giảm triệu chứng mất ngủ sau covid

Bệnh nhân sau điều trị khỏi bệnh vẫn còn có thể tiếp tục tình trạng viêm ở hệ thần kinh do sự tấn công từ virus. Các chứng rối loạn khác tác động lên mạch máu gây tổn thương cũng khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng. Bị viêm hệ thần kinh cùng tổn thương mạch máu, sau đó có tâm lý luôn căng thẳng nên triệu chứng mất ngủ sau covid khá phổ biến.

2.1 Bệnh nhân cần tái khám kể cả khi không có hội chứng mất ngủ sau covid

Sau khi được kết luận khỏi bệnh và tái hòa nhập cộng đồng, người bệnh sẽ mất khoảng vài tuần để làm quen lại nhịp sinh hoạt thường ngày. Các việc cần thực hiện sẽ quay trở về với lúc trước khi mắc bệnh. Theo đó, bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát để đánh giá sự hồi phục, cũng như kiểm soát di chứng có thể mắc phải.

Khi bệnh nhân xác định dương tính với Covid-19, những biểu hiện cảm nhận được sẽ là dấu hiệu đánh giá bộ phận chịu tổn thương nặng và có thể xuất hiện di chứng sau này.

  • Người mất vị giác, có bệnh lý nền về não hay từng đột quỵ khi nhiễm covid sẽ có nguy cơ tổn thương hệ thần kinh trung ương.
  • Bệnh nhân mắc covid thường căng thẳng, xuất hiện lo âu, thậm chí là trầm cảm và hội chứng tâm lý nguy hiểm khác.
  • Cảm giác hồi hộp, đau tức vùng ngực hay rối loạn nhịp tim sẽ có thể bị tổn thương tim mạch
  • Ho kéo dài kèm khó thở là dấu hiệu phổi đang bị tấn công và dần suy yếu
  • Nổi mẩn dị ứng trên da cần kiểm tra da liễu

Sự chủ quan với những biểu hiện phổ biến như ho hay hồi hộp sẽ khiến di chứng trở lên nặng nề hơn. Chính vì thế, chỉ cần xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào kể trên thì bạn đều cần kiểm tra xác định có phải là di chứng do covid để lại không.

Khi một vài dấu hiệu kể trên xuất hiện kèm khó ngủ dài trước khi đến lịch tái khám thì bạn nên đến bệnh viện sớm hơn dự kiến để kiểm tra. Các bác sĩ sẽ luôn cố gắng phân tích rủi ro và xây dựng phác đồ điều trị hợp lý nhất cho từng bệnh nhân để đa,r bảo sức khỏe, giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng.

Xem ngay: Chương trình khám sức khỏe hậu COVID-19

2.2 Các liệu pháp tâm lý để điều trị mất ngủ sau covid

Tâm lý căng thẳng được xác định là nguyên nhân chính gây ra triệu chứng mất ngủ sau covid. Thêm vào đó, thói quen và hành vi của người bệnh sẽ cần thay đổi, vì môi trường điều trị không giống với môi trường sống hàng ngày. Trước hết bệnh nhân sau khi kết thúc điều trị trở về nhà cần thực hiện những điều sau:

  • Chọn phòng ngủ có không gian yên tĩnh không bị ánh sáng chiếu quá nhiều. Đồng thời, môi trường khí hậu và nhiệt độ trong phòng cần ổn định để tâm lý thoải mái nhất.
  • Vật dụng trên giường ngủ như gối, đệm cần chọn loại thư giãn tốt cho người dễ bị áp lực tâm lý
  • Khi quá khó ngủ có thể nghe những tiếng ồn trắng hay nhạc nhẹ để dễ đi vào giấc ngủ
  • Cà phê hay trà có thể làm tình trạng mất ngủ nặng hơn, vì vậy trước khi ngủ 8 giờ không nên sử dụng
  • Thuốc lá không được khuyến khích sử dụng, vì gây hại cho phổi, đồng thời nicotin trong thành phần thuốc lá cũng khiến thần kinh bị kích thích tạo cảm giác tỉnh táo.
  • Đồ uống có cồn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe lâu dài và cũng khiến người sử dụng khó ngủ hơn.
  • Một số thói quen hay uống nước trước khi ngủ cần chú ý. Nếu uống quá nhiều nước khiến bạn tiểu đêm nhiều và làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Trước giờ đi ngủ không nên ăn no hay thể thao cường độ cao
  • Xây dựng đồng hồ sinh học để cân đối thời gian sinh hoạt theo chu kỳ dù là ngày nghỉ.
  • Giấc ngủ trưa kéo dài sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm. Thông thường buổi trưa không nên ngủ quá 1 giờ.
  • Tránh nằm lâu trên giường trừ khi ngủ để cơ thể quen với việc ngủ khi nằm trên giường.
  • Luyện tập yoga hoặc thiền giúp cơ thể thư giãn và ngủ ngon hơn

2.3 Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng to lớn với sức khỏe của người bệnh trong giai đoạn hồi phục. Thuốc chỉ là thực phẩm giúp ngăn chặn sự phát tán, còn dinh dưỡng là nguồn năng lượng giúp cơ thể phục hồi và lấy lại được sức khỏe cùng hệ miễn dịch như lúc đầu.

Bệnh nhân khỏi covid cần đảm bảo một chế độ ăn khoa học và lành mạnh. Khi kiểm soát chế độ dinh dưỡng sẽ giúp các mô tổn thương lành lại và phục hồi nhanh chóng. Theo đó, bạn cần đảm bảo khẩu phần ăn có đầy đủ chất xơ, chất đạm, chất đường bột và nhiều vitamin thiết yếu cơ thể cần. Ngoài ra, duy trì thói quen uống đủ nước sẽ tránh mất chất điện giải, đồng thời thúc đẩy sự trao đổi chất dinh dưỡng tốt hơn.

Đôi khi bệnh nhân sau khi hồi phục covid gặp khó khăn khi ăn uống. Bác sĩ thường khuyên họ hãy chia nhỏ bữa ăn nếu không có cảm giác muốn ăn, nhưng vẫn cần đảm bảo nguồn dinh dưỡng mà cơ thể cần. Ngoài ra, chất kích thích hay đồ uống chứa cồn nên hạn chế tối đa, vì chúng tác động trực tiếp đến giấc ngủ của người bệnh.

3. Kết hợp điều trị mất ngủ sau covid bằng thuốc

Thuốc điều trị mất ngủ sau covid không cố định một loại. Bác sĩ thường dùng linh hoạt theo từng bệnh nhân để đảm bảo họ nhận được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, một số loại thuốc không cần kê toa có thể sử dụng cho bệnh nhân mất ngủ hậu covid như: thuốc ngủ có thành phần từ thảo dược, Melatonin, thuốc kháng histamin.

Đối với thuốc không kê toa, người bệnh vẫn nên nhờ tư vấn từ bác sĩ. Dùng thuốc không theo chỉ định đôi khi sẽ mang lại những tác dụng phụ cho sức khỏe sau này. Thuốc an thần có thể trị mất ngủ nhưng người dùng không biết cách sử dụng sẽ làm thuốc mất đi tác dụng khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

Bị mất ngủ sau khi khỏi covid có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng phục hồi của các cơ quan khác. Nếu bạn xuất hiện hội chứng này hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị sớm.

Biến chứng hậu COVID-19 tồn tại ở mỗi người khác nhau nhưng có thể kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Bệnh nhân khi thăm khám sớm có thể kịp thời phát hiện và điều trị di chứng do SARS-CoV-2 gây ra, nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường, khỏe mạnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

242 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan