F0 bị nghẹt mũi phải làm sao?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Tấn Phúc, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Nhiều người bệnh mắc covid F0 có dấu hiệu ho, nghẹt mũi, mất khứu giác... Triệu chứng khi mắc covid có thể khiến cho người bệnh cảm thấy hoang mang và lo lắng, đặc biệt sau quá trình điều trị bệnh. Một số trường hợp vẫn mắc thêm các bệnh lý về tai mũi họng như nghẹt mũi. Bài viết này sẽ hướng dẫn thêm các thông tin cho người bệnh để có cách phòng và cải thiện tình trạng bệnh

1. Bệnh lý nghẹt mũi

Nghẹt mũi tình trạng các mạch máu bên trong mũi bị viêm đồng thời các mô mũi sưng to lên, khi đó sẽ xuất hiện lượng chất nhầy khá lớn ngăn cản sự lưu thông không khí trong mũi, làm cho người bệnh thở khó hơn bình thường và có cảm giác rất khó chịu.

Tình trạng nghẹt mũi có thể không quá nghiêm trọng tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan và nên tuân thủ điều trị. Bởi vì, tình trạng này có thể dẫn tới các bệnh liên quan đến viêm xoang mũi cấp tính và rất khó điều trị dứt điểm trong thời gian tiếp theo.

Hơn nữa, khi mắc bệnh nghẹt mũi người bệnh thường bị thêm một số triệu chứng khác liên quan đến tai mũi họng như đau họng, ù tai, đau đầu, sổ mũi, chảy nước mũi thường xuyên, hoặc bị nghẹt mũi một bên.

Những triệu chứng của bệnh lý nghẹt mũi có thể xuất hiện nhiều các loại bệnh và có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này bao gồm:

  • Cảm lạnh: có thể khả năng cao gây bệnh do sự thay đổi thời tiết hoặc có thể không thể tự thích ứng được với môi trường sống hiện tại. Nếu có dấu hiệu của nghẹt mũi kèm theo những dấu hiệu khác như hắt hơi liên tục, đau họng, hoặc có nhiều cơn ho hoặc có thể bị sốt.
  • Những người mắc bệnh dị ứng hoặc không thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống. Một số người sẽ gặp tình trạng nghẹt mũi, hoặc có thể có những cảm giác khó chịu và thậm chí có thể là khó thở khi tiếp xúc với không khí hoặc đồ vật hoặc vật phẩm hoặc có thể là thuốc, thực phẩm có thể gây ra tình trạng dị ứng.
  • Chất lượng không khí. Nghẹt mũi liên tục có thể xuất phát từ những lý do khách quan do môi trường đem lại bởi bụi bẩn tích tụ quá nhiều ở môi trường sống hiện tại. Những cơn dị ứng đột nhiên xuất hiện do không khí quá ẩm hoặc quá khô sẽ làm cho tình trạng nghẹt mũi trở nên nặng hơn.
  • Bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Những bệnh bao gồm cả viêm mũi dị ứng, viêm họng, C, hoặc viêm amidan hoặc viêm xoang đều có chung triệu chứng nghẹt mũi và mức độ nặng của bệnh tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân. Tuy nhiên, viêm xoang - bệnh khá phổ biến và thường gặp đi kèm với nghẹt mũi, khứu giác và hàm sẽ bị đau do ảnh hưởng của bệnh.

Hiện tại với dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra khá phức tạp. Những người bệnh nhiễm virus corona với một số trường hợp xuất hiện triệu chứng nghẹt mũi và hụt hơi. Hiện tượng F0 bị nghẹt mũi khó thở hoặc f0 bị đau họng khiến cho nhiều người bệnh cảm thấy khó chịu và lo lắng.

F0 bị nghẹt mũi khó thở
Một số trường hợp F0 bị nghẹt mũi khó thở

2. Người bệnh nhiễm F0 Covid-19 sau khi khỏi bệnh vẫn còn ho và khàn giọng

Một số trường hợp F0 sau thời gian nằm viện và được cách lý tại nhà thì thấy có các dấu hiệu như ho có đờm, khàn tiếng hoặc nghẹt mũi. Biểu hiện ho có đờm hoặc nghẹt mũi có thể do triệu chứng của covid-19 chưa khỏi hẳn hoặc cũng có thể mắc thêm tình trạng viêm mũi họng cấp hoặc viêm thanh quản. Vì vậy, đầu tiên người bệnh cần chờ thêm kết quả xét nghiệm Covid-19, tiếp theo đó để xử lý tình trạng nghẹt mũi cũng như khàn tiếng có thể sử dụng dung dịch súc họng giúp sát khuẩn đường tai mũi họng, uống nhiều nước và đặc biệt nên kiêng những loại thức ăn có gia vị chua, cay hoặc nhiều dầu mỡ. Thêm vào đó, người bệnh nên được nghỉ ngơi để cơ thể có khả năng cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Theo các bác sĩ nếu người bệnh thực hiện và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ thì tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm. Và với trường hợp người bệnh được xét nghiệm có kết quả âm tính nhưng tình trạng bệnh chưa được cải thiện, sau khi sử dụng toa thuốc của bác sĩ nên chuyển đến viện chuyên khoa Tai mũi họng để được khám chi tiết và điều trị theo các phương pháp phù hợp.

Với những trường hợp người bệnh mắc F0 bị nghẹt mũi phải làm sao? Người bệnh nghi ngờ viêm mũi họng nhưng để chẩn đoán chính xác cần thực hiện nội soi và xem có hiện tượng viêm phù nề hay không. Khi xác định đúng do viêm mũi họng có thể có hướng dẫn điều trị đúng.

f0 bị đau họng
Một số trường hợp F0 bị đau họng sau khi khỏi bệnh

3. Có nên tự ý sử dụng kháng sinh điều trị tai mũi họng cho bệnh nhân Covid-19 hay không?

Do tâm lý sợ dịch covid-19 nhiều người bệnh đã tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc kháng sinh và sử dụng kéo dài không có chỉ định của bác sĩ. Một số trường hợp người bệnh sử dụng liều cao và kéo dài nhưng tình trạng bệnh không hề thuyên giảm, thậm chí còn gặp phải vấn đề kháng thuốc trong quá trình điều trị.

Những trường hợp mắc bệnh lý tai mũi họng không đi khám bác sĩ mà tự ý mua thuốc theo ý kiến chủ quan của bản thân khá phổ biến. Những loại thuốc mà người bệnh có thể sẽ mua như kháng sinh bằng đường uống, hoặc thuốc xịt mũi họng... Thêm vào đó, người bệnh sử dụng thuốc không theo liều lượng hoặc lạm dụng thuốc quá mức. Việc sử dụng thuốc sai cách này của người bệnh không chỉ không điều trị bệnh được hiệu quả mà còn gây hư hại niêm mạc mũi họng về sau. Hơn nữa có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn và điều trị phức tạp hơn.

Theo ý kiến của các chuyên gia cho rằng, triệu chứng bệnh lý tai mũi họng dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm phế quản phổi. Nhưng bệnh nhân cần đi khám và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Ngoài ra, với những người mắc covid -19 được hướng sử dụng thuốc điều trị tại nhà, trong đó có thuốc kháng viêm, hoặc thuốc kháng đông người bệnh cũng nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý điều trị có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

123.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan