F0 bị khó thở, ho nhiều phải làm sao?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Võ Hà Băng Sương - Bác sĩ Nội tổng quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Sốt ,ho, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi là các triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm Covid-19. Với các triệu chứng nhẹ, F0 có thể tự cách ly và điều trị theo hướng dẫn của nhân viên y tế địa phương. Vậy trong trường hợp F0 bị ho nhiều phải làm sao, hoặc F0 bị khó thở phải làm sao?

Phân biệt cúm mùa và Covid
F0 tự điều trị tại nhà nếu bị khó thở cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời

Thông thường khi bạn bị nhiễm Covid-19 và có triệu chứng ho sẽ sử dụng thuốc giảm ho theo đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, cần chú ý một số dấu hiệu chuyển nặng khác ở F0 đó là bị ho nhiều, ho nhiều đờm, thậm chí ho ra máu. Nếu bạn là F0 đang tự điều trị tại nhà và có dấu hiệu ho nhiều, bạn cần liên hệ ngay với nhân viên y tế địa phương để được xử lý kịp thời.

Nếu người bạn là F0 và cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi bạn vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi >20 lần/phút hoặc chỉ số SpO2 ≤ 96%) thì phải liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ.

Với các trường hợp F0 đang điều trị tại nhà, nếu thấy có một trong các dấu hiệu sau thì phải báo ngay cho nhân viên y tế:

Cảm thấy khó thở, thở hụt hơi; đối với trẻ em nếu có dấu hiệu thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít.

Nhịp thở tăng:

  • Người lớn: ≥21 lần/phút
  • Trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi: ≥40 lần/phút
  • Trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi: ≥30 lần/phút.

Các chỉ số sinh tồn khác bất thường như:

  • Chỉ số bão hòa oxy máu giảm: SpO2 < 96%
  • Mạch nhanh >120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút
  • Huyết áp thấp: Huyết áp tối đa <90 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu < 60 mmHg.
Bác sĩ khuyến cáo với F0 điều trị tại nhà, cần trang bị máy SpO2
Bác sĩ khuyến cáo với F0 điều trị tại nhà, cần trang bị máy SpO2 ở đầu ngón tay
  • Thường xuyên cảm thấy đau tức ngực, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu
  • Thay đổi ý thức như lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt hoặc mệt lả, trẻ quấy khóc, ngủ li bì khó đánh thức, co giật.
  • Môi tím, đầu móng tay, móng chân tím, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
  • Trẻ em bú kém hoặc giảm, ăn kém, nôn, trẻ có biểu hiện sốt cao, mắt đỏ, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay ngón chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết...

Bất kỳ triệu chứng nào khiến cho F0 cảm thấy bất thường, lo lắng hoặc sợ hãi cũng nên báo cáo với các nhân viên y tế để có phương án xử lý kịp thời.

Để theo dõi sức khỏe tại nhà tốt nhất, F0 nên chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và đồ dùng sau:

  • Dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn bề mặt, khẩu trang y tế, găng tay y tế sạch, thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy.
  • Nhiệt kế, máy đo huyết áp, máy đo SpO2 ở đầu ngón tay.
  • Một số loại thuốc thiết yếu cần có bao gồm: Thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho, long đờm.

Hàng ngày, người nhiễm Covid-19 cần ghi lại những thông tin quan trọng như nhịp thở, mạch, nhiệt độ, huyết áp và chỉ số SpO2 (nếu có). Các chỉ số này nên được bác sĩ đánh giá tối thiểu 2 lần/ngày hoặc ngay khi có bất thường.

F0 cách ly tại nhà cần giới hạn sinh hoạt trong một không gian riêng biệt, có cửa sổ thông thoáng và có nhà vệ sinh riêng. Người bệnh chỉ nên nhận đồ vật, thực phẩm gián tiếp từ người nhà, tuyệt đối không được tiếp xúc gần với người chăm sóc cũng như vật nuôi trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan