COVID-19 ảnh hưởng thế nào đến người mắc đái tháo đường type 1?

Các nghiên cứu về mối tương quan giữa COVID-19 và đái tháo đường type 1 vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, một số các nghiên cứu đã cho thấy COVID-19 làm tăng thêm các biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường type 1.

1. Nguy cơ mắc COVID-19 ở bệnh nhân đái tháo đường type 1

Người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn người bình thường, nguy cơ ở những người mắc đái tháo đường type 1 thậm chí còn cao hơn đái tháo đường type 2. Đó là các nhiễm trùng xảy ra do vi khuẩn, vi rút, nấm ở đường hô hấp, đường tiết niệu, hệ tiêu hóa, da và mô mềm, đầu và cổ, các bệnh nhiễm trùng toàn thân khác (HIV).

Nguy cơ nhiễm trùng tăng lên là do rối loạn chức năng miễn dịch liên quan đến tăng đường huyết (gây tổn thương chức năng bạch cầu trung tính, suy giảm hệ thống chống oxy hóa và miễn dịch dịch thể), các bệnh lý mạch máu và các thủ thuật can thiệp y tế với mức độ nhiều hơn người bình thường.

Các trường hợp đái tháo đường type 1 nhiễm COVID-19 không được báo cáo tại Ý và Trung Quốc. Điều này được giải thích là do tuổi của người đái tháo đường type 1 thường trẻ, tần suất xảy ra bệnh thấp và vai trò của lympho T CD8 giúp giảm số lượng bạch cầu trong COVID-19.

Tuy nhiên, các nghiên cứu ở Anh cho thấy một số người đái tháo đường type 1 nhiễm COVID-19 cần nhập viện. Hiện nay vẫn chưa có bằng chứng xác định mối liên quan giữa nguy cơ mắc COVID-19 với bệnh đái tháo đường type 1 do sự hạn chế của các xét nghiệm, nhiều người không triệu chứng bị nhiễm bệnh.

Các nghiên cứu ở vùng có tỷ lệ người mắc đái tháo đường type 1 cao như Scandinavi cho thấy việc kiểm soát đường huyết không tốt có thể làm tăng nguy cơ nhiễm COVID-19. Do đó, tăng cường kiểm soát đường huyết được coi là biện pháp chính để phòng ngừa COVID-19.

Bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 dễ nhiễm keton
Tăng cường kiểm soát đường huyết được coi là biện pháp chính để phòng ngừa COVID-19.

2. Ảnh hưởng của COVID-19 đến bệnh đái tháo đường type 1

Corona virus khi xâm nhập vào cơ thể gây ra viêm thể tự miễn và phá hủy tế bào β đảo tụy thông qua một số cơ chế. Ngoài ra, nhiễm virus dẫn đến giải phóng cytokine và kích hoạt tế bào T. Điều này có thể thúc đẩy bệnh đái tháo đường type 1 tiến triển ở những người có khuynh hướng di truyền.

Corona virus cũng có thể liên kết với ACE2 trong tuyến tụy, gây tổn thương tuyến tụy, đặc biệt trong các trường hợp COVID-19 nghiêm trọng. Do đó làm tăng nhanh mức độ trầm trọng của đái tháo đường type 1 ở những người nhạy cảm.

Việc mở rộng các nghiên cứu là cần thiết khi đã có bằng chứng chỉ ra mối liên hệ giữa COVID-19 trong việc làm nặng thêm tình trạng đái tháo đường type 1.

Những điểm mới trong phác đồ điều trị COVID-19
COVID-19 làm nặng thêm tình trạng đái tháo đường type 1.

3. Mối liên hệ giữa COVID-19 và đái tháo đường type 1 qua các nghiên cứu khoa học

Các nghiên cứu chỉ ra các mối liên hệ trái chiều giữa COVID-19 và đái tháo đường type 1. Nghiên cứu trên đối tượng trẻ em cho thấy biểu hiện của COVID-19 ở trẻ đái tháo đường type 1 và trẻ không mắc bệnh là tương tự nhau.

Trong khi đó, một nghiên cứu tại Anh đã chỉ ra người mắc bệnh đái tháo đường type 1 có tỷ lệ tử vong trong bệnh viện do COVID-19 là 3,5%, cao hơn so với người mắc các bệnh lý khác như mạch vành, mạch máu não hoặc suy tim là 2,86%. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì tỷ lệ tử vong ở người mắc tiểu đường type 1 dưới 40 tuổi là rất thấp.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy tỷ lệ tử vong ở người mắc COVID-19 có bệnh nền đái tháo đường type 1 có nồng độ HbA1c > 10% cao hơn 2,19% so với nồng độ HbA1c từ 6,5 - 7%. Những người có BMI > 40kg/m2 có tỷ lệ tử vong cao hơn 2,15% so với những người có BMI từ 25 - 29,9kg/m2.

tử vong do Covid-19
Người mắc bệnh đái tháo đường type 1 có tỷ lệ tử vong cao khi bị COVID-19

4. Các biện pháp cải thiện sức khỏe người bị đái tháo đường type 1 trước dịch COVID-19

  • Tiếp tục dùng thuốc tiểu đườnginsulin như bình thường.
  • Kiểm tra và theo dõi lượng đường trong máu theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn cung cấp thuốc điều trị tiểu đường ít nhất trong 30 ngày, bao gồm cả insulin.
  • Thực hiện theo các hướng dẫn của bác sĩ nếu bạn thấy mệt mỏi theo chỉ dẫn riêng cho người mắc bệnh tiểu đường.
  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn có lo lắng về tình trạng sức khỏe hoặc cảm thấy mệt mỏi.
  • Nếu bạn không có bác sĩ thăm khám riêng, hãy liên hệ với trung tâm y tế cộng đồng gần nhất hoặc sở y tế.

Hiện nay tình hình dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Nước ta đã ghi nhận những ca tử vong đầu tiên. Những bệnh nhân tử vong đều được chẩn đoán có các bệnh lý nền nghiêm trọng và nhiễm Covid-19. Vì thế, mỗi người, mỗi cá nhân, tập thể cần chung tay phòng chống dịch bằng cách thực hiện nghiêm minh khuyến cáo của Bộ Y tế, đeo khẩu trangrửa tay bằng xà phòng thường xuyên. Nếu đi về từ các vùng dịch và có dấu hiệu của các bệnh viêm đường hô hấp cần liên hệ đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: cdc.gov, thelancet.com, ncbi.nlm.nih.gov

94 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan