Cách điều trị F0 tại nhà cho trẻ em và một số điều cần lưu ý

Tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp và trẻ em cũng không ngoại lệ khi mắc bệnh Covid-19. Việc điều trị F0 tại nhà càng được đẩy mạnh nhằm giảm tải gánh nặng cho các cơ sở y tế. Vậy cách điều trị F0 tại nhà cho trẻ cần lưu ý điều gì để trẻ nhanh chóng hồi phục. Bài viết này cung cấp thêm các thông tin giúp cha mẹ thực hiện điều trị hiệu quả.

1. Mức độ mắc Covid-19 ở trẻ em

Theo thông tin báo cáo của Bộ Y tế, có tới 55% trẻ em mắc Covid-19 không xuất hiện triệu chứng hoặc có thể là triệu chứng nhẹ với viêm hô hấp trên hoặc các triệu chứng nhẹ liên quan đến tiêu hoá, 40% triệu chứng bệnh ở mức trung bình, 4.0% người bệnh có triệu chứng nặng và có khoảng 0.5% trường hợp có triệu chứng nguy kịch. Với các kết quả công bố thì trẻ dưới 12 tháng tuổi có nguy cơ diễn tiến bệnh trở nặng nhanh hơn. Từ những số liệu thống kê này có thể phân mức độ mắc Covid -19 của trẻ em bao gồm:

  • Mức độ mắc Covid -19 nhẹ: Trẻ em khi mắc Covid -19 ở mức độ nhẹ thường sẽ không xuất hiện triệu chứng lâm sàng hoặc có thể xuất hiện các triệu chứng không điển hình như sốt, đau họng, tiêu chảy, nôn, chảy nước mũi, đau cơ, mất khứu giác hoặc không xuất hiện các triệu chứng liên quan đến viêm phổi.

Với những trường hợp trẻ mắc Covid-19 ở giai đoạn này thường không có biểu hiện thiếu oxy và thường có chỉ số SpO2 trên 96% với điều kiện thở bằng khí trời. Trẻ ở giai đoạn này vẫn tỉnh táo, sinh hoạt bình thường và khi chụp Xquang phổi của trẻ không thấy có dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, nếu trẻ mắc các bệnh lý nền như bệnh phổi mãn hoặc suy thận, gan mật hoặc sử dụng corticoid kéo dài... có thể diễn tiến bệnh nặng và cần được theo dõi kỹ lưỡng.

  • Mức độ mắc Covid-19 trung bình. Trẻ em mắc bệnh bước đầu có triệu chứng viêm phổi nhưng không có dấu hiệu viêm phổi nặng hoặc rất nặng và chỉ số Spo2 khi thở với khí trời chiếm khoảng 94% đến 95%. Trẻ vẫn tỉnh táo, tuy nhiên có dấu hiệu mệt hơn một chút và ăn uống ít hơn so với bình thường. Khi thực hiện chụp X Quang phổi cho trẻ bắt đầu thấy có dấu hiệu tổn thương dạng mô kẽ, kính mở ở hai đáy phổi. Trẻ có những triệu chứng kể trên cần được đưa đến bệnh viện và sử dụng các biện pháp hỗ trợ hô hấp...
  • Mức độ mắc Covid -19 nặng. Trẻ mắc bệnh ở giai đoạn này thường xuất hiện các triệu chứng liên quan đến viêm phổi nặng nhưng chưa có dấu hiệu nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Những biểu hiện rõ nét nhất của bệnh ở giai đoạn này bao gồm: thở nhanh kèm co rút ngục hoặc có thể thở rên, cánh mũi phập phồng, trẻ quấy khóc, ăn uống khó... Chỉ số SpO2 trong khoảng từ 90% đến 94%. Khi thực hiện chụp Xquang phổi có tổn thương mô kẽ, kính mờ lan toả trên 50%.
  • Mức độ mắc Covid -19 nguy kịch. Ở giai đoạn này trẻ sẽ xuất hiện dấu hiệu suy hô hấp nặng và chỉ số SpO2 dưới 90% và cần thực hiện đặt nội khí quản. Bên cạnh đó, trẻ có thể xuất hiện tình trạng tím tái, thở bất thường, rối loạn nhịp thở... nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Trẻ rơi vào trạng thái hôn mê, không ăn uống được. Với những trẻ ở giai đoạn này có thể mắc hội chứng hô hấp tiến triển, rối loạn, sốc nhiễm trùng hoặc thậm chí xuất hiện cả cơn bão cytokin. Với những trẻ mắc bệnh nặng và nguy kịch thì cần được chỉ định của bác sĩ hỗ trợ điều trị hô hấp và thuốc.

Xem ngay: Hướng dẫn của Bộ Y tế để điều trị F0 tại nhà

cách điều trị f0 tại nhà cho trẻ em
Cách điều trị F0 tại nhà cho trẻ em được nhiều người quan tâm

2. Điều kiện trẻ F0 mắc Covid-19 có thể được điều trị tại nhà

Trẻ em là đối tượng có thể chưa nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh do Covid -19 gây ra. Nên cha mẹ cần hỗ trợ trẻ trong việc điều trị và chăm sóc. Đặc biệt với tình hình diễn biến dịch ngày càng phức tạp, số ca mắc càng gia tăng trong đó bao gồm cả trẻ em, khiến cho hệ thống y tế trở nên quá tải. Vì vậy, điều trị f0 tại nhà cho trẻ em và chăm sóc trẻ tại nhà có thể vừa giảm tải được gánh nặng cho hệ thống y tế, đồng thời cũng hạn chế được tình trạng nhiễm chéo. Trẻ mắc F0 Covid-19 cần đảm bảo tiêu chí sau khi thực hiện điều trị tại nhà:

  • Trẻ em không có triệu chứng hoặc dấu hiệu cụ thể của bệnh hoặc các triệu chứng xuất hiện ở mức độ nhẹ.
  • Trẻ từ 1 tuổi trở lên không mắc các bệnh lý nền và những thành viên trong gia đình không thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc Covid-19.

Tuy nhiên, cha mẹ không được chủ quan với tình trạng bệnh của trẻ. Cha mẹ cần trực tiếp theo dõi và chăm sóc trẻ, nếu có dấu hiệu bất thường cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để có phương án hỗ trợ kịp thời tránh tình trạng bệnh của trẻ diễn tiến trở nên nặng và nghiêm trọng.

Xem ngay: F0 điều trị tại nhà cần làm gì?

3. Hướng dẫn thực hiện hai túi thuốc điều trị F0 trẻ em tại nhà

Khi phát hiện trẻ thuộc đối tượng F0 mắc Covid-19, cha mẹ cần thực hiện cách lý trẻ tại phòng riêng, không cho trẻ ăn chung và sinh hoạt cùng với mọi người trong gia đình. Đồng thời, cha mẹ sẽ thực hiện chăm sóc trực tiếp trẻ giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh và giảm sự lây lan cho các thành viên khác trong gia đình.

Thuốc điều trị f0 tại nhà cho trẻ em có thể được thực hiện theo 2 túi thuốc đối với điều trị tại nhà cho trẻ:

  • Túi thuốc sẽ được sử dụng trong khoảng thời gian 7 ngày, bao gồm thuốc hạ sốt dạng viên hoặc dạng gói bột hoặc dạng cốm pha sẵn. Thuốc được chỉ định với liều lượng sử dụng được, xác định dựa vào cân nặng của trẻ và trung bình cân nặng sử dụng khoảng từ 10 đến 15 mg/kg mỗi liệu sử dụng trong 6 giờ và sử dụng tối đa 5 liều trong khoảng 24 giờ. Khi trẻ sốt trên 38.5 độ C thì bắt đầu cho trẻ uống liều thứ nhất và có thể lặp lại liều trong khoảng từ 4 đến 6 giờ với trường hợp trẻ vẫn còn sốt. Với trường hợp trẻ sốt cao và liên tục sau khi sử dụng từ 1 đến 2 liều thì cần liên hệ với bác sĩ để khám chi tiết hơn. Trong túi thuốc này còn ưu tiên sử dụng các loại thảo dược, vitamin tổng hợp và khoáng chất hỗ trợ để nâng cao hệ miễn dịch của trẻ. Đồng thời, sử dụng dung dịch nước muối 0.9% súc họng và rửa mũi hàng ngày.
  • Túi thuốc số 2 sử dụng trong khoảng thời gian 3 ngày trong trường hợp trẻ mắc F0 có triệu chứng sớm của suy hô hấp với các dấu hiệu như khó thở, thở rên, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng khi thở, thở khò khè, thở rít, nhịp thở không ổn định và chỉ số SpO2 dưới 95%. Ở giai đoạn này trẻ nên sử dụng thuốc kháng viêm. Tuy nhiên, cha mẹ cần liên hệ với bác sĩ nếu trẻ đang ở trạng thái bệnh này để có thể được hỗ trợ điều trị kịp thời.
cách điều trị f0 tại nhà cho trẻ em
Điều trị F0 tại nhà cho trẻ em và chăm sóc trẻ tại nhà có thể vừa giảm tải được gánh nặng cho hệ thống y tế

4. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mắc F0 Covid-19

Một trong những cách điều trị f0 tại nhà hiệu quả đó là chăm sóc tốt chế độ ăn cho trẻ nhằm nâng cao sức khỏe và thể trạng giúp chống lại bệnh tật. Đối với trẻ mắc Covid-19 F0 cần phải thực hiện nguyên tắc chung chế độ dinh dưỡng với việc cung cấp đủ và cân đối các chất dinh dưỡng theo nhu cầu khuyến nghị, đồng thời phải sử dụng đa dạng các loại thực phẩm giúp cho khẩu phần ăn hấp dẫn và thu hút được người bệnh. Hơn nữa, do người bệnh mắc Covid-19 thường bị mất vị giác hoặc khứu giác nên việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất giúp người bệnh tránh được tình trạng suy dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần bổ sung thêm cho trẻ 1 đến 2 bữa phụ một ngày. Theo đó, có thể sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa, đặc biệt đối với trẻ ăn ít và có triệu chứng ho, sốt, mệt mỏi nhiều. Trẻ càng được tăng cường nhóm thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, hạt các loại... có thể ngăn ngừa được tình trạng teo cơ cũng như tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên tăng cường cho trẻ ăn các loại trái cây và rau xanh, hoặc các loại gia vị như tỏi, gừng để tăng cường sức đề kháng.

Trẻ ở giai đoạn này có thể ăn cháo loáng nấu chín kỹ, mềm giúp trẻ có thể dễ ăn và dễ nuốt hơn. Món ăn thích hợp cho trẻ có thể là cháo đậu xanh nguyên vỏ giúp đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho trẻ một cách nhanh chóng. Đồng thời, món ăn này cũng không tạo ra những chất chuyển hoá làm cơ thể ứ đọng thêm chất độc. Món ăn này cũng dễ dàng được tiêu hoá hấp thu không làm cho hệ tiêu hoá phải gắng sức hoạt động....

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần thực hiện cho trẻ uống đủ nước, đặc biệt với tình trạng trẻ bị sốt hoặc tiêu chảy. Trẻ có thể uống nước ấm nhiều lần trong ngày, mỗi lần uống vài ngụm và uống thường xuyên với 10 phút một lần sẽ tốt cho trẻ và không bị đầy bụng. Một ngày trẻ nên uống tối tiểu khoảng 2 lít nước và nếu trẻ sốt thì cứ tăng 1 độ C thì thêm 200ml nước. Nước sử dụng cho trẻ nên ở nhiệt độ khoảng 35 độ C. Trong quá trình điều trị f0 tại nhà cho trẻ em cha mẹ không nên cho trẻ sử dụng các loại nước kích thích thần kinh như cà phê, trà, hoặc các loại đồ uống chứa đường... Cha mẹ nên sử dụng nước chanh gừng sả quất giúp tăng thông thoáng cho đường hô hấp, kích thích đường ruột, hệ thần kinh thực vật, gan thận...

Chăm sóc trẻ mắc bệnh cha mẹ cũng thường xuyên theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ định kỳ khoảng từ 3 đến 5 ngày một lần để kịp thời đánh giá được tình trạng của trẻ. Nếu trẻ sụt cân từ 1 đến 2% trong vòng một tuần thì cần liên hệ bác sĩ để được hướng dẫn kịp thời. Hoặc trong trường hợp trẻ có hiểu hiện liên quan đến tiêu hoá như chán ăn, hoặc buồn nôn, đau bụng...thì cha mẹ cần trao đổi với bác sĩ ngay. Vì có thể tình trạng này sẽ làm suy giảm lượng thức ăn được hấp thu vào cơ thể khiến cho thể trạng của trẻ yếu đi.

cách điều trị f0 tại nhà cho trẻ em
Một trong những cách điều trị f0 tại nhà hiệu quả đó là chăm sóc tốt chế độ ăn cho trẻ

5. Một vài lưu ý điều trị trẻ mắc F0 Covid-19 tại nhà

Khi trẻ mắc F0 covid -19 rất cần sự hỗ trợ của cha mẹ để cách ly và chăm sóc trẻ hiệu quả. Vì trẻ em rất ham chơi nên cha mẹ cố gắng tạo điều kiện tốt giúp trẻ ngoan ngoãn thực hiện tự cách ly trong phòng riêng. Hơn nữa việc chăm sóc trẻ cũng cần được thực hiện kỹ lưỡng, đồng thời cần đảm bảo nghiêm ngặt theo hướng dẫn của chuyên gia y tế. Theo đó, cha mẹ cần lưu ý một vài điều sau khi chăm sóc trẻ:

  • Cha mẹ thường xuyên đo thân nhiệt của trẻ ít nhất hai lần mỗi ngày để có thể phát hiện kịp thời tình trạng sốt của trẻ và có phương án kịp thời.
  • Cha mẹ cần thực hiện khai báo y tế cho trẻ hàng ngày, thông qua các ứng dụng được Bộ Y tế công nhận
  • Nếu trẻ có dấu hiệu ho, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc ho và nên ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược
  • Cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung điện giải nếu trẻ bị sốt hoặc bị tiêu chảy. Tuy nhiên, cha mẹ không được tự ý sử dụng kháng sinh hoặc kháng viêm khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ điều trị.
  • Cha mẹ cần cho bé mặc quần áo thoải mái, phòng cách ly đảm bảo diệt khuẩn, khô thoáng, vệ sinh cá nhân hàng ngày cho trẻ, súc họng bằng nước muối sinh lý, sát khuẩn tay và bề mặt tiếp xúc thường xuyên....

Cha mẹ nên tạo không khí vui chơi thoải mái cho trẻ để trẻ cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi thực hiện tự cách ly. Đồng thời hướng dẫn trẻ thực hiện các bài tập thể dục nhằm nâng cao sức khoẻ và nhanh chóng phục hồi.

Trẻ là đối tượng có sức đề kháng kém nên việc điều trị và chăm sóc trẻ khi mắc Covid-19 tại nhà cần được Cha mẹ hết sức lưu tâm và để ý. Cha mẹ nên thực hiện theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế và nhân viên y tế địa phương để đảm bảo sức khỏe của cả trẻ và gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

4.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan