Cách bảo vệ gia đình khỏi bệnh cúm trong đại dịch Covid-19

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi-rút cúm lưu hành ở tất cả các nơi trên thế giới. Hầu hết mọi người phục hồi hết sốt và các triệu chứng khác trong vòng một tuần mà không cần chăm sóc y tế. Tuy nhiên, cúm mùa có thể gây ra bệnh nặng hoặc tử vong, đặc biệt trong số các nhóm đối tượng nguy cơ cao bao gồm trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, nhân viên y tế và những người đang mắc các bệnh nặng khác. Trong đại dịch Covid-19 tần suất cúm mùa có vẻ thấp hơn nhưng chúng ta vẫn cần cẩn trọng để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời tránh những biến chứng cho bản thân và các thành viên trong gia đình.

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

1. Bệnh cúm trong đại dịch Covid 19

Cúm mùa được biết đến với tình trạng bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây bệnh. Bệnh cúm mùa thường xảy ra hàng năm và thường xuất hiện phổ biến vào mùa đông và mùa xuân. Bệnh có thể lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua giọt bắn nhỏ khi nói chuyện hoặc khi ho, hắt hơi.

Cúm mùa thường tiến triển khá lành tính, nhưng cũng có thể gây nên biến chứng nặng và nguy hiểm ở những người có bệnh lý mãn tính về tim mạch hoặc hô hấp hoặc ở những người bị suy giảm miễn dịch, người già hoặc phụ nữ có thai hoặc trẻ em dưới 5 tuổi. Họ có thể gặp các biến chứng viêm phổi nặng, suy đa tạng có thể dẫn đến tử vong.

Dựa vào đặc tính kháng nguyên, có thể phân loại virus cúm mùa thành 3 loại chính: Cúm A, cúm B, cúm C khác nhau hoàn toàn về tính kháng nguyên và không có miễn dịch chéo, nghĩa là tiêm phòng một loại không có tác dụng bảo vệ đối với loại khác.

  • Dịch cúm mùa do virus cúm A gây ra thường có chu kỳ khoảng 2-3 năm, tạo ra các vụ dịch lan rộng, đặc trưng bằng tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở người cao tuổi.
  • Dịch cúm B có thể xuất hiện theo chu kỳ thời gian và kéo dài hơn 5-6 năm, dịch thường khu trú hơn, ít nghiêm trọng hơn. Nhưng đôi khi dịch cúm B có thể phối hợp với dịch do cúm A gây ra.
  • Virus cúm C có thể gây nên dịch bệnh khi chỉ có đơn lẻ virus này hoặc phối hợp với dịch cúm A hoặc là một số ca bệnh.

Cúm mùa và COVID-19 có các dấu hiệu và triệu chứng gần tương tự nhau. Phải tiến hành xét nghiệm để phân biệt nhiễm virus cúm và SARS-CoV-2. Đồng nhiễm vi rút cúm A hoặc B và SARS-CoV-2 có thể xảy ra và cần được xem xét thận trọng, đặc biệt ở những bệnh nhân lớn tuổi, nhiều bệnh mạn tính. Kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính không loại trừ được nhiễm virus cúm. Đối với những bệnh nhân nhập viện nghi ngờ mắc cúm, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc kháng virus, đồng thời sử dụng các xét nghiệm phân tử xác định cúm hoặc xét nghiệm kết hợp phát hiện cả virus cúm và SARS - CoV-2 để đưa ra phương án xử trí phù hợp.

thuốc kháng virus cúm
Chữa bệnh cúm mùa cần chú ý vì cúm mùa và COVID-19 có một số triệu chứng giống nhau

2. Có thể tiêm vaccine cúm và Covid đồng thời không?

Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, vắc xin COVID-19 nên được tiêm độc lập với khoảng thời gian tối thiểu là 14 ngày trước hoặc sau khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào khác, bao gồm cả vắc xin cúm.

Các nghiên cứu cho biết việc sử dụng vắc-xin cúm cùng lúc với liều thứ hai của vắc-xin covid-19 không gây lo ngại về an toàn và duy trì phản ứng miễn dịch đối với cả hai loại vắc-xin. Kết quả từ nghiên cứu ComFluCOV đã được trình bày cho Ủy ban cố vấn về chủng ngừa và tiêm chủng của Vương quốc Anh JCVI và đưa vào lời khuyên gần đây của Ủy ban: Vắc xin cúm có thể được sử dụng đồng thời với liều tăng cường hoặc liều thứ ba của vắc xin covid-19. Đây sẽ là một lợi ích thiết thực đối với các hoạt động chung vì nó sẽ giảm bớt gánh nặng hành chính khi người tiêm phải đăng ký tiêm 2 lần khác nhau.

Hướng dẫn của Ủy ban cố vấn về chủng ngừa và tiêm chủng của Vương quốc Anh JCVI nêu rõ: Vắc xin covid-19 và vắc xin cúm có thể được sử dụng đồng thời, nhưng chương trình vắc xin tăng cường covid-19 không nên khiến gián đoạn hoặc trì hoãn việc tiêm chủng cúm mùa hàng năm. Nên cung cấp dịch vụ tiêm phòng cúm và Covid cho bệnh nhân ngay khi họ đủ điều kiện thay vì trì hoãn trong khi chờ phân phối một trong hai loại vắc xin để sử dụng chúng cùng một lúc.

3. Sử dụng thuốc kháng virus để điều trị và dự phòng cúm

Thuốc kháng virus cúm được xếp vào nhóm thuốc kê đơn, có tác dụng điều trị và dự phòng cúm mùa và thuốc sẽ không được bán nếu không có đơn thuốc của bác sĩ. Sử dụng thuốc kháng virus cúm có thể cho kết quả tốt cho bệnh nhân cúm mới ở giai đoạn bắt đầu tiến triển. Sau khi sử dụng, thuốc kháng virus có thể làm giảm các triệu chứng cúm và rút ngắn thời gian triệu chứng. Sử dụng thuốc kháng virus đúng thời điểm cũng có thể giảm nguy cơ các biến chứng do bệnh cúm như: Viêm tai giữa ở trẻ em, các biến chứng hô hấp cần điều trị kháng sinh.

Với những trường hợp có nguy cơ cao gặp biến chứng do cúm nên sử dụng sớm các thuốc điều trị bệnh cúm mùa - trong đó có thuốc kháng virus - để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Thậm chí sử dụng thuốc kháng virus còn có thể làm giảm nguy cơ tử vong. Những đối tượng nguy cơ này thường bao gồm người cao tuổi, trẻ sơ sinh phụ nữ có thai hoặc những người có bệnh lý mãn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch, thừa cân béo phì...hoặc những đối tượng cần được chăm sóc y tế.

Khi sử dụng thuốc kháng virus, người bệnh cần lưu ý tới một số tác dụng phụ có thể xảy ra như nôn, tiêu chảy, chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ... Nếu tương tác thuốc xảy ra nghiêm trọng, nên ngưng sử dụng thuốc và đến bệnh viện để tránh các phản ứng dị ứng có thể xảy ra như nổi mề đay, khó thời, sưng môi, mặt, họng...

Đối với các ca nhẹ không có nguy cơ cao biến chứng cúm mùa cũng có thể được bác sĩ kê đơn thuốc kháng virus sớm để điều trị bệnh cúm mùa nếu người bệnh được chẩn đoán xác định cúm, tới bệnh viện trong vòng 48 giờ sau khi khởi phát triệu chứng, và có mong muốn được điều trị giảm triệu chứng sớm, hạn chế tối đa nguy cơ . Tuy nhiên, bạn chỉ nên tự sử dụng thuốc nếu có đánh giá và chỉ định của bác sĩ..

thuốc kháng virus cúm
Người bệnh nên dùng thuốc kháng virus cúm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

4. Dự phòng cúm mùa như thế nào?

Cúm mùa thường có triệu chứng bao gồm các cơn sốt đột ngột, kèm theo ho thường ho khan, nhức đầu, đau cơ bắp, đau họng và chảy nước mũi, có thể kèm theo ho nặng kéo dài trong ít nhất khoảng hai tuần. Hầu hết người bệnh có thể phục hồi trong vòng một tuần mà không cần phải đến cơ sở y tế.

Cách tốt nhất để có thể tránh mắc cúm là tiêm vắc xin cúm hàng năm. Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo một trong những cách chữa bệnh cúm là tiêm vắc xin cho những đối tượng nguy cơ cao bao gồm trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người mắc các bệnh mãn tính... Để vắc xin hoạt động hiệu quả tốt nhất nên tiêm trước khi vào mùa cúm, tức là từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm.

Thuốc kháng virus cũng có thể được chỉ định để dự phòng cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc cúm biến chứng có tiếp xúc với người bệnh được chẩn đoán xác định cúm. Như vậy nếu bạn là người khỏe mạnh mắc cúm và không cần điều trị bằng thuốc, vẫn có thể cần cân nhắc sử dụng thuốc kháng virus cho người nhà của bạn nếu họ thuộc nhóm có các yếu tố nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người già, người có bệnh mãn tính đường hô hấp...vì họ có thể lây virus cúm từ bạn. Liều lượng và cách sử dụng thuốc kháng virus dự phòng cúm sẽ cần được đánh giá và kê đơn bởi bác sĩ.

Ngoài ra, bệnh cúm còn được biết có thể lây lan qua người bệnh ho, hắt hơi hoặc làm bắn nước bọt chứa virus vào không khí. Vì vậy, bệnh cúm có thể lây từ người bệnh sang người lành. Để tránh sự lây truyền này, mọi người nên thực hiện che miệng và mũi bằng khăn khi ho và bỏ khăn đã sử dụng vào thùng rác và rửa tay sạch với xà phòng.

5. Nên tiêm vắc xin phòng cúm ở đâu?

Để tiêm cúm, bạn nên lựa chọn các bệnh viện/Trung tâm tiêm chủng uy tín, cung cấp nguồn vắc xin đảm bảo chất lượng, tuân thủ quy trình tiêm và theo dõi sau tiêm chặt chẽ, đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin cúm với những ưu điểm vượt trội như:

  • Cam kết nguồn vắc xin chất lượng cao, có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng;
  • Vắc xin được bảo quản bằng dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP với hệ thống kho lạnh hiện đại, cho phép các loại vắc-xin luôn được bảo quản trong điều kiện tốt nhất;
  • Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, có thể tư vấn và xử lý các tình huống tiêm chủng phức tạp;
  • Quy trình chặt chẽ: Trước khi tiêm phòng, khách hàng được khám sàng lọc trước tiêm với các bác sĩ chuyên khoa để giúp đảm bảo sức khỏe tốt nhất khi tiêm chủng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho gia đình các loại vắc xin phòng bệnh tốt nhất, phù hợp với từng lứa tuổi theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế Thế giới cũng như cách theo dõi phản ứng sau tiêm vắc xin;
  • Với lợi thế đa chuyên khoa, Vinmec có thể theo dõi và xử trí hiệu quả các vấn đề sau tiêm chủng (nếu có);
  • Cơ sở vật chất hiện đại: Phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; Đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

27K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan