Dễ viêm tuyến vú do tắc tuyến sữa

Phụ nữ đang cho con bú bị tắc tia sữa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ dẫn đến viêm tuyến vú do tắc tuyến sữa. Bệnh viêm tuyến vú có những biểu hiện đặc trưng như sưng, nóng, đỏ, đau vú, và nặng hơn sẽ có sốt.

1. Bệnh viêm tuyến vú

1.1. Đối tượng

Viêm tuyến vú là một tình trạng khá thường gặp ở những phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú. Tuy nhiên hiện nay viêm tuyến vú cũng có thể xảy ra ở những đối tượng khác như:

  • Mắc bệnh tiểu đường;
  • Khả năng miễn dịch thấp;
  • Vừa trải qua phẫu thuật ngực.

1.2. Biểu hiện

Khi các mô vú nhiễm trùng sẽ khiến phụ nữ bị viêm tuyến vú với các triệu chứng điển hình như:

  • Đau tức ngực;
  • Sưng, nóng và đỏ vú;
  • Sốt và ớn lạnh khi bệnh trở nặng.

1.3. Điều trị

Để điều trị viêm tuyến vú do tắc tuyến sữa, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân uống thuốc kháng sinh và kháng viêm, hoặc hút cho thông tắc tia sữa. Nhưng nếu phụ nữ chủ quan và bỏ qua chữa trị ở giai đoạn này, bệnh viêm tuyến vú có nguy cơ diễn tiến tới là abscess, hay còn gọi là áp xe vú.

1.4. Áp xe vú

Khu vực mô vú bị viêm khi chuyển thành áp xe sẽ trở nên mềm hơn, kết cấu ngực có biểu hiện phập phều vì chứa mủ bên trong. Điều trị bệnh ở giai đoạn sau sẽ phức tạp hơn nhiều so với bị viêm tuyến vú do tắc tia sữa. Thông thường, bệnh nhân sẽ phải nhập viện để được theo dõi, kèm theo đó là tiêm kháng sinh và có thể phải rạch dẫn lưu, ...

Chị em phụ nữ nên đến các bệnh viện có khoa sản lớn để được khám trực tiếp, kết hợp siêu âm và xét nghiệm máu để xác định các dấu hiệu đang gặp phải là biểu hiện của viêm hay abscess vú, từ đó tìm ra phương hướng chữa trị đúng đắn.

de-viem-tuyen-vu-do-tac-tuyen-sua-1
Áp xe vú

2. Biện pháp giảm viêm tuyến vú

Bên cạnh việc thăm khám chuyên khoa và điều trị bằng tây y, phụ nữ cũng có thể kết hợp một số cách giúp cải thiện tắc tia sữa và viêm tuyến vú đơn giản tại nhà. Những nguyên liệu thiên nhiên có sẵn trong gian bếp mà các mẹ nên cân nhắc tham khảo là:

2.1. Tỏi

Các thành phần có trong tỏi từ lâu đã được biết đến với đặc tính kháng sinh, có khả năng chống lại vi khuẩn. Ăn hai tép tỏi sống mỗi buổi sáng khi bụng đói có thể hỗ trợ mẹ đẩy lùi tình trạng đau nhức và viêm vú.

2.2. Lô hội

Còn được gọi nha đam, lô hội có tác dụng làm mát và thoa gel để giảm đau. Cách làm:

  • Cắt một nhánh lô hội ra để lấy gel;
  • Sau đó thoa lên vùng đang sưng đau;
  • Đợi khi lớp gel khô thì rửa sạch bằng nước ấm và vỗ cho ráo.

Lặp lại liệu pháp này 2 - 3 lần/ngày sẽ có hiệu quả giảm đau nhức do các mô vú bị viêm nhiễm.

2.3. Giấm táo

Với đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, phụ nữ có thể uống một ly nước lọc hòa với một muỗng giấm táo nguyên chất và thêm chút mật ong, dùng 2 - 3 lần/ngày để cải thiện tình trạng viêm tuyến vú.

2.4. Chườm nóng / lạnh

Phụ nữ có thể áp dụng cả chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau. Cách làm như sau:

  • Lấy một túi nước nóng / lạnh;
  • Dùng khăn mỏng quấn quanh túi chườm;
  • Áp lên vùng ngực bị đau trong khoảng 10 phút;
  • Có thể kết hợp chườm nóng trước, sau đó tiếp tục chườm lạnh 5 phút;
  • Lặp lại 4 - 5 lần mỗi ngày đến khi thấy giảm sưng, viêm và đau.

Ngoài ra, tắm bằng nước ấm và dùng vòi hoa sen massage bầu ngực cũng là cách hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm khuẩn, có tác dụng giảm đau nhức mà phụ nữ nên thử.

2.5. Bắp cải

Trong bắp cải có chứa hợp chất lưu huỳnh giúp làm giảm viêm vú, do đó bệnh nhân bị viêm tuyến vú có thể làm theo cách sau:

  • Rửa sạch vài lá bắp cải và đặt trong tủ lạnh một thời gian;
  • Lấy ra khỏi tủ lạnh và đắp lên khu vực đang bị đau;
  • Mỗi lần đắp 1 lá, khi thấy hết lạnh thì thay lá mới;
  • Lặp lại vài lần mỗi ngày sẽ giúp các triệu chứng có dấu hiệu thuyên giảm.

2.6. Cỏ cà ri

Cỏ cà ri có tên tiếng anh là Fenugreek, được biết đến như một loại cây họ Đậu với công dụng giảm viêm do nhiễm khuẩn gây ra. Dừng một muỗng cà phê hạt cỏ cà ri, đun sôi để uống tương tự trà tối thiểu 2 lần/ngày cho đến khi các triệu chứng của bệnh viêm tuyến vú khỏi hẳn.

2.7. Vitamin C

Vitamin C có vai trò thúc đẩy, tăng cường khả năng miễn dịch và hỗ trợ cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm. Chị em phụ nữ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, ... vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày để duy trì sức đề kháng khỏe mạnh.

de-viem-tuyen-vu-do-tac-tuyen-sua-2
Chị em phụ nữ nên bổ sung vitamin C thường xuyên

Tóm lại, bệnh viêm tuyến vú do tắc tuyến sữa khá phổ biến ở phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú. Chính vì vậy, khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ, nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác mức độ viêm tuyến vú và điều trị kịp thời, tích cực, tránh để lâu dài dẫn đến biến chứng áp xe vú.

Điều trị tắc tia sữa sau sinh không phải đơn giản, tùy theo trường hợp và mức độ tắc sữa mà mẹ có kết quả cải thiện hoặc không. Tuy nhiên, khi tình hình không khả quan sau khi đã áp dụng các cách nêu trên, các bà mẹ nên tìm đến phương pháp tác động cột sống để điều trị tắc tia sữa sau sinh mà không cần dùng đến thuốc. Với Phương pháp Tác động cột sống, kỹ thuật viên điều trị chủ yếu sử dụng phần mềm đầu ngón tay tác dụng vào cột sống phía lưng của bệnh nhân để điều chỉnh, khai thông tuyến sữa.

Đối với các trường hợp viêm có thể tác dụng nhẹ vào phần gây ức chế tuyến sữa.

Tác động cột sống điều trị phục hồi nguồn sữa mẹ, tắc tia sữa, thiếu sữa, mất sữa là 1 trong 17 bệnh lý mà Phòng Tác động cột sống tại Vinmec Times City được công nhận khám và điều trị hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

68.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan