Đau đầu mất ngủ: Nỗi ám ảnh của người cao tuổi

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc Phương Hòa - Bác sĩ Nội đa khoa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Đau đầu mất ngủ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người cao tuổi, khiến chất lượng cuộc sống giảm sút rất lớn.

1. Tìm hiểu về đau đầu ở người cao tuổi

Đau đầu là một bệnh lý phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân gây ra. Đau đầu ở người cao tuổi cũng có nhiều nguyên nhân, nhưng hai nguyên nhân phổ biến nhất là chứng đau đầu sau tai biến mạch máu não và đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não.

Người cao tuổi dễ bị tai biến mạch máu não, ngoài các các di chứng hay gặp như méo miệng, nói khó, giảm khả năng vận động,... thì đau đầu cũng là di chứng thường gặp. Người cao tuổi sẽ cảm thấy đau nửa đầu hoặc đau toàn bộ khu vực đầu, thậm chí đau nhức như có kim châm trong đầu.

Trường hợp đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não, ngoài triệu chứng đau đầu người cao tuổi sẽ thấy kèm theo các triệu chứng điển hình như: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng tạm thời,...

Đau đầu
Đau đầu ở người cao tuổi thường do hậu tai biến mạch máu não và thiểu năng tuần hoàn não.

Thời gian ngủ trong ngày thay đổi theo lứa tuổi, trẻ càng nhỏ tuổi ngủ càng nhiều trong khi người càng lớn tuổi càng ngủ ít và khó ngủ. Các nghiên cứu khoa học đã tìm ra tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi có liên quan rõ rệt với sự sụt giảm bài tiết nội tiết tố Melatonin - vốn đóng vai trò điều hòa nhịp thức - ngủ.

Sinh lý bình thường của con người Melatonin được tiết ra từ lúc mới sinh, từ 15 tuổi bắt đầu giảm đi, sau 45 tuổi thì suy giảm rất nhanh, và đến 80 tuổi thì lượng Melatonin chỉ còn ở mức tối thiểu.

Trên thực tế, số đông người cao tuổi thường phàn nàn về giấc ngủ, phần lớn đều ngủ chập chờn, không say, giấc ngủ bị đứt quãng nhiều lần, khi thức dậy cảm thấy không thoải mái, uể oải. Giấc ngủ vốn đã bị ảnh hưởng không nhỏ bởi nguyên nhân tuổi tác, lại thêm đau đầu mất ngủ chắc chắn sức khỏe của người cao tuổi sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng, chất lượng cuộc sống bị suy giảm nặng nề.

2. Một số phương pháp để hạn chế đau đầu ở người cao tuổi

Có thể hạn chế đau đầu ở người cao tuổi bằng một số phương pháp sau:

  • Dinh dưỡng hợp lý: duy trì đều đặn 3 bữa ăn trong ngày kết hợp khẩu phần ăn cân bằng, thành phần thức ăn hợp lý, với người có bệnh lý mạn tính (đái tháo đường, tăng huyết áp, thừa cân/béo phì, rối loạn mỡ máu,...) thì cần tuân thủ chế độ ăn riêng do bác sĩ chỉ định.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên: người cao tuổi cần thường xuyên luyện tập thể dục để rèn luyện sức khỏe và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, hơn nữa tập thể dục thường cũng có tác dụng thư giãn tinh thần, mang lại cảm xúc tích cực cho người cao tuổi và hạn chế được những cơn đau đầu xảy ra.
  • Thư giãn, nghỉ ngơi: người cao tuổi cần được quan tâm, chăm sóc về mặt tinh thần, cần được chia sẻ, trò chuyện để duy trì tâm lý thoải mái, vui vẻ, lạc quan, tránh những căng thẳng, lo lắng, buồn rầu, xúc động thái quá.
già trẻ
Người bệnh cao tuổi cần thư giãn, nghỉ ngơi và được quan tâm

3. Phải làm gì khi người cao tuổi bị đau đầu mất ngủ?

Tuy đau đầu là bệnh lý hay gặp, tuy nhiên nó do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có cả các bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng. Nếu thấy đau đầu kéo dài hoặc đau đầu dữ dội, đau đầu ngày càng nặng lên cần đưa ngay người cao tuổi tới bác sĩ chuyên khoa thần kinh để thăm khám tìm nguyên nhân cũng như đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, thích hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02363711111 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Đà Nẵng.

11.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Chấn thương cột sống
    Các phương pháp cải thiện bệnh lý về cột sống và cơ xương khớp

    Xin chào bác sĩ, xin cho con hỏi con bị các bệnh sau: thoái hóa 7 đốt sống cổ, thoái hóa khớp gối hai chân một chân do bị biến chứng gãy xương lệch trục khớp gối, một chân do ...

    Đọc thêm
  • Barokin
    Công dụng thuốc Barokin

    Thuốc Barokin là một trong những dược phẩm có chứa Ginkgo Biloba được sử dụng tương đối phổ biến trên lâm sàng. Thuốc được dùng trong điều trị các bệnh lý về mạch máu và não bộ như thiểu năng ...

    Đọc thêm
  • Upaforu
    Công dụng thuốc Upaforu

    Upaforu là thuốc dự phòng và điều trị đau nửa đầu, chóng mặt được bào chế dưới dạng viên nang. Vậy chỉ định của thuốc Upaforu là gì, cách sử dụng và liều dùng như thế nào? Cùng tìm hiểu ...

    Đọc thêm
  • neurogiloban
    Công dụng thuốc Neurogiloban

    Neurogiloban là thuốc thuộc nhóm thuốc có nguồn gốc thảo dược, động vật. Thuốc có dạng viên nén bao phim với hoạt chất là Ginkgo biloba, có tác dụng cải thiện trí nhớ, hỗ trợ điều trị chứng giảm trí ...

    Đọc thêm
  • Thekan
    Công dụng thuốc Thekan

    Thekan là thuốc gì, có phải thuốc bổ não không? Thực tế, Thekan là thuốc có nguồn gốc từ thảo dược, có tác dụng tăng tuần hoàn máu đến não và động mạch các chi.

    Đọc thêm