Đau đầu căng cơ gây nhiều khó chịu

Nhức đầu căng cơ là dạng đau đầu phổ biến nhất, thường xảy ra ở những người bị stress, lo âu kéo dài hoặc làm việc lâu ngày trong một tư thế cố định. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe, vậy khi bị đau đầu căng cơ phải làm sao?

1. Đau đầu căng cơ là gì?

Đau đầu là một triệu chứng rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Trong đó, nhức đầu căng cơ là tình trạng căng ra của các cơ trên vùng đầu và cổ, với một số đặc điểm sau:

  • Có thể là cơn đau đầu căng cơ nhất thời, sau đó tự khỏi;
  • Có thể là bệnh mạn tính, tái phát nhiều lần;
  • Thường gặp ở trẻ vị thành niên và người trưởng thành;
  • Cơn nhức đầu căng cơ kéo dài từ 30 phút đến vài ngày;
  • Bệnh kéo dài có nguy cơ gây stress và trầm cảm.

Đối mặt với những cơn đau đầu căng cơ, nhiều bệnh nhân rất lo sợ cho rằng bản thân đang mắc một căn bệnh thần kinh - sọ não nghiêm trọng. Ngược lại, một số người chủ quan, tự tìm cách điều trị bằng thuốc đông/tây y hoặc thực phẩm chức năng. Cả hai trường hợp đều để lại hậu quả xấu cho người bệnh, cơn nhức đầu căng cơ không đỡ, tái diễn ngày càng trầm trọng dẫn đến căng thẳng kéo dài, thậm chí là suy kiệt thần kinh.

Đau đầu căng cơ
Đau đầu căng cơ là gì?

2. Nguyên nhân gây đau đầu căng cơ

2.1. Chế độ ăn uống

Một trong những yếu tố khiến cơn đau đầu căng cơ khởi phát là do tiêu thụ những loại thực phẩm chứa nhiều các chất sau đây:

  • Tyramine: Có nhiều trong phô mai, nho khô, chế phẩm lên men của đậu nành và các loại men rượu;
  • Monosodium glutamate: Đây là loại chất dùng làm phụ gia thực phẩm, chẳng hạn như bột ngọt;
  • Cafein: Một lượng cafein nhất định có thể giúp con người tỉnh táo, song nếu nồng độ cafein trong cơ thể dao động bất thường dễ gây đau đầu.

Ngoài ra, những người thường bỏ ăn sáng hoặc ăn trưa thường hay bị đau đầu ngay sau khi dùng bữa do khoảng thời gian giữa các bữa ăn quá xa.

2.1. Thói quen sinh hoạt

Đau đầu do căng cơ cũng có thể là hậu quả của lối sống thiếu khoa học, chẳng hạn như:

  • Ngủ quá ít hoặc quá nhiều, dễ khiến đau đầu ngay sau khi thức giấc;
  • Tư thế cổ và vai khi làm việc không đúng, ngồi cúi đầu quá lâu;
  • Nằm nghỉ ngơi sai cách đầu, gối đầu quá cao;
  • Chấn thương tâm lý như stress, lo âu buồn phiền, mệt mỏi kéo dài.

3. Triệu chứng đau đầu căng cơ

Một số biểu hiện được coi là dấu hiệu của chứng đau đầu căng cơ là:

  • Cơn đau xuất phát từ hai bên đầu, đau âm ỉ, mức độ tăng dần;
  • Không theo mạch đập, không tăng khi gắng sức;
  • Cảm thấy có áp lực thắt chặt quanh đầu;
  • Căng nhức các cơ ở vai và cổ;
  • Cảm giác nặng ở đầu và mắt.

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn để chẩn đoán chính xác nhức đầu căng cơ phân biệt với những nguyên nhân gây đau đầu khác là:

  • Có ít nhất 8 - 10 cơn đau tương tự như trên;
  • Thời gian từng cơn kéo dài từ 30 phút đến 5 - 7 ngày;
  • Mỗi tháng không quá 15 ngày bị đau;
  • Không buồn nôn và ói mửa;
  • Không có triệu chứng sợ ánh sáng và/hoặc không sợ tiếng ồn;

4. Điều trị đau đầu căng cơ

Đau đầu căng cơ
Một trong những cách giảm đau đầu căng cơ nhanh chóng và hiệu quả nhất là dùng thuốc giảm đau

4.1. Dùng thuốc

Một trong những cách giảm đau đầu căng cơ nhanh chóng và hiệu quả nhất là dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, cần hỏi rõ ý kiến bác sĩ trước khi quyết định uống bất kỳ loại thuốc nào. Điều này sẽ góp phần bảo đảm an toàn sức khỏe cho bệnh nhân vì một số thuốc có đi kèm tác dụng phụ. Bệnh nhân nên lưu ý dùng thuốc theo chỉ định y tế để tránh nhầm thuốc, dùng quá liều hoặc lạm dụng thuốc. Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai hoặc người có những vấn đề sức khỏe khác cần phải chú trọng trong việc dùng thuốc.

Phần lớn các trường hợp đau đầu căng cơ có thể điều trị dễ dàng và ngăn ngừa tái phát hiệu quả bằng thuốc. Song cũng có một vài ca mạn tính khó điều trị, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì tuân thủ theo phác đồ chữa trị của bác sĩ.

4.2. Loại bỏ nguyên nhân khởi phát

Khi bị nhức đầu căng cơ, người bệnh cần tìm được yếu tố gây ra triệu chứng để chủ động loại bỏ dần trong thói quen sinh hoạt. Cụ thể:

  • Ăn uống lành mạnh, cân bằng:

Chỉ loại bỏ những thực phẩm là nguyên nhân chính gây ra cơn đau đầu, không cần kiêng khem quá mức để đảm bảo dinh dưỡng. Ngoài ra nên bổ sung thêm nhiều trái cây và rau củ, không uống rượu và hút thuốc lá.

  • Dành thời gian nghỉ ngơi:

Phân bố lịch học tập và làm việc phù hợp, sắp xếp có thời gian cho sức khỏe hồi phục. Đảm bảo ngủ đủ giấc từ 7 - 8 giờ mỗi đêm và nghỉ trưa ngắn giữa giờ.

  • Kiểm soát căng thẳng:

Lo âu, áp lực, stress không chỉ gây hại đến sức khỏe thể chất, mà còn tác động lên tinh thần, trong đó có nhức đầu căng cơ. Do đó nên giữ thái độ sống tích cực, biết chấp nhận, hài lòng với thực tế cũng như giải tỏa tâm lý nặng nề, dễ chán nản.

  • Điều chỉnh tư thế hợp lý:

Nhân viên văn phòng, thợ may, công nhân,... là những đối tượng có nguy cơ bị nhức đầu căng cơ do làm việc sai tư thế trong thời gian dài. Nên chú ý giữ đầu thẳng giữa hai vai, không cúi đầu về trước quá nhiều để ngăn ngừa các cơ bắp ở đầu và cổ bị căng thẳng, từ đó hỗ trợ giảm chứng đau đầu căng cơ.

  • Vận động thể chất và luyện bài tập thư giãn:

Cách giảm đau đầu căng cơ hiệu quả, dễ thực hiện và áp dụng được cho mọi đối tượng bao gồm: chơi thể thao, tập thể dục, dưỡng sinh, xoa bóp, massage, tập yoga hoặc thiền để thư giãn tinh thần.

Chuyên khoa Nội thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã chẩn đoán và điều trị thành công các bệnh thuộc chuyên ngành thần kinh - sọ não, trong đó bao gồm chứng nhức đầu căng cơ, chóng mặt, tai biến mạch máu não, sa sút trí tuệ, đau đầu do căng thẳng,... cho rất nhiều trường hợp bệnh nhân.

Với đội ngũ nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao và bề dày kinh nghiệm thực tiễn, đơn cử là Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Chu Hoàng Vân; Bác sĩ chuyên khoa I Vũ Dũng Kiên, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, vô trùng tuyệt đối, Vinmec Times City đảm bảo sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ khám chữa bệnh toàn diện, đa dạng và đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Quý khách có nhu cầu tìm hiểu đau đầu căng cơ phải làm sao, vui lòng gọi đến Hotline Vinmec Times City 0243 9743 556 để được tư vấn chi tiết hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

98.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan