Cục máu đông sau phẫu thuật: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Đinh Văn Lộc - Bác sĩ Gây mê - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ có hơn 23 năm kinh nghiệm công tác gây mê hồi sức.

Cục máu đông xuất hiện sau phẫu thuật là hệ quả của việc thiếu vận động cơ thể trong thời gian hồi phục sức khỏe. Cục máu đông nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như tắc mạch phổi và huyết khối tĩnh mạch.

1. Nguyên nhân gây xuất hiện cục máu đông sau phẫu thuật

Huyết khối tĩnh mạch (DVT) là hệ quả của cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch. Huyết khối tĩnh mạch thường xuất hiện sau phẫu thuật là do ít vận động trong thời gian dài nằm trên giường bệnh. Khi bạn không vận động, dòng máu trong các tĩnh mạch sâu chảy chậm hơn, có thể dẫn đến hình thành cục máu đông.

Cục máu đông có nguy cơ cao xuất hiện trong vòng 3 tháng đầu sau phẫu thuật, sớm nhất là 2 đến 10 ngày sau phẫu thuật.

Cục máu đông có nhiều khả năng hình thành trong hoặc sau khi phẫu thuật hơn là trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

Có nhiều lý do cho điều này, nhưng một nguyên nhân chính là do không hoạt động.

Không hoạt động khiến máu dễ đông hơn vì việc sử dụng cơ bắp thường đẩy máu ra khỏi tĩnh mạch của bạn và giữ cho máu không đọng lại. Máu tụ có thể dẫn đến đông máu.

Trong quá trình phẫu thuật, bạn nằm yên trên bàn mổ trong một thời gian dài sẽ có nguy cơ bị đông máu.

Nhiều người cũng không hoạt động sau khi phẫu thuật vì họ bị đau, ốm hoặc không thể đi lại. Điều đó làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông sau thủ thuật.

Loại phẫu thuật bạn đang thực hiện cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông sau thủ thuật.

Nếu phẫu thuật của bạn yêu cầu cắt hoặc sửa chữa động mạch hoặc tĩnh mạch, nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn vì cơ thể bạn hoạt động để cầm máu bằng cách hình thành các cục máu đông.

Nếu bạn đang phẫu thuật mà tim ngừng đập khi chạy tuần hoàn ngoài cơ thể, điển hình là phẫu thuật bắc cầu (CABG), nguy cơ hình thành cục máu đông của bạn cũng tăng lên.

Tiền sử bệnh và thói quen sinh hoạt của bạn cũng có thể góp phần hình thành cục máu đông. Ví dụ, nếu bạn là người hút thuốc, bạn có nguy cơ hình thành các cục máu đông cao hơn người bình thường, ngay cả khi không phẫu thuật.

2. Các yếu tố rủi ro

Một loạt các tình trạng y tế và các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông sau phẫu thuật. Chúng bao gồm:

  • Rung tâm nhĩ (nhịp tim không đều)
  • Mang thai, khi tốc độ đông máu tăng lên để chuẩn bị cho việc sinh con
  • Một số loại ung thư làm cho máu đông dễ dàng hơn
  • Tiền sử bị cục máu đông
  • Tiền sử gia đình về cục máu đông
  • Liệu pháp thay thế hormone
  • Hút thuốc
  • Béo phì
  • Kéo dài thời gian bất động
  • Các vấn đề về van tim
  • Mất nước.

3. Phòng ngừa

Cục máu đông
Cục máu đông cũng có thể xuất hiện trong quá trình phẫu thuật

Đứng dậy và di chuyển trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa cục máu đông.

Giữ đủ nước bằng cách uống nhiều nước cũng có thể làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.

Ngoài những biện pháp đơn giản này, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc để ngăn hình thành cục máu đông. Như mọi khi, phòng ngừa tốt hơn điều trị.

Thuốc tiêm chẳng hạn như: Lovenox hoặc Heparin - rất phổ biến trong thời gian nằm viện sau phẫu thuật, thuốc này được dùng để ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông. Nó ít được kê đơn để sử dụng tại nhà.

Biết các triệu chứng của một cục máu đông

4. Điều trị

Hút thuốc
Trước thời gian phẫu thuật, bạn nên dừng hút thuốc lá một khoảng thời gian

Việc điều trị cục máu đông tùy thuộc vào vị trí của chúng. Thuốc Coumadin (warfarin) giúp cơ thể loại bỏ cục máu đông ra khỏi máu. Heparin cũng có thể được dùng để ngăn hình thành thêm cục máu đông hoặc ngăn cục máu đông lớn hơn.

Cục máu đông hình thành ở chân được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và là loại cục máu đông phổ biến nhất sau phẫu thuật. Chúng có nhiều nguyên nhân khác nhau và thường nằm ở chân, nhưng có thể tự khỏi và di chuyển theo mạch máu.

Các cục máu đông có thể di chuyển từ chân đến phổi và gây ra tình trạng đe dọa tính mạng được gọi là thuyên tắc phổi . Mặc dù thuyên tắc phổi có thể được điều trị, nhưng nó có tỷ lệ tử vong cao.

Thông thường, cục máu đông ở chân được điều trị bằng thuốc, nhưng nếu có nguy cơ cao cục máu đông di chuyển đến phổi hoặc bạn không thể dùng thuốc một cách an toàn, có thể đặt một thiết bị gọi là bộ lọc tĩnh mạch chủ dưới.

Thiết bị này hoạt động như một cái rổ nhỏ, bắt các cục máu đông trước khi chúng có thể di chuyển vào phổi và gây ra tổn thương.

Bác sĩ đặt các bộ lọc này qua một vết rạch nhỏ ở bẹn hoặc cổ, sau đó luồn bộ lọc vào vị trí trong tĩnh mạch chủ dưới (một tĩnh mạch lớn). Bộ lọc có thể được đặt tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Một lời khuyên

Cục máu đông sau phẫu thuật có thể là một biến chứng rất nghiêm trọng. Nếu bạn bị đau không rõ nguyên nhân hoặc đau tăng mạnh sau phẫu thuật , đặc biệt là ở chân, thì có thể có vấn đề với cục máu đông.

Tốt hơn hết là bạn nên thông báo về khả năng xuất hiện cục máu đông cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc của mình hơn là bỏ qua nó và gặp phải vấn đề đe dọa tính mạng như thuyên tắc phổi.

Sau phẫu thuật, an toàn luôn tốt hơn là tiếc, đặc biệt là khi có khả năng xảy ra cục máu đông.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan