Chẩn đoán và điều trị tình trạng kháng insulin

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Cố vấn chuyên môn, Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Xuân Chiến - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Kháng insulin đang trở thành một vấn đề sức khỏe phổ biến hàng đầu hiện nay trên thế giới. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khoảng 15 - 30% người bệnh bị kháng insulin sẽ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 trong vòng 2 - 5 năm. Không chỉ vậy, tình trạng này còn làm tăng nguy cơ xuất hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

1. Phương pháp chẩn đoán đề kháng insulin

Không xét nghiệm nào có thể trực tiếp phát hiện tình trạng đề kháng insulin. Bác sĩ cần phải xem xét, đánh giá toàn bộ bối cảnh lâm sàng của người bệnh, sau đó nghĩ đến tình trạng đề kháng insulin nếu bệnh nhân có tăng lượng triglycerides và LDL, đồng thời với giảm HDL.

Các xét nghiệm cần được chỉ định bao gồm:

  • Glucose

Thường xét nghiệm glucose máu lúc đói, nhưng trong một số trường hợp, có thể cần chỉ định xét nghiệm dung nạp glucose (glucose tolerance test=GTT): làm nhiều xét nghiệm đường huyết trước và sau khi cho uống đường glucose vào những thời điểm nhất định. Mục đích của xét nghiệm dung nạp glucose là để nhận định xem bệnh nhân có những đáp ứng bất thường với glucose hay không.

Nhịn ăn
Thường xét nghiệm glucose máu lúc đói

  • Bộ mỡ máu (lipid profile)

Đo lượng HDL, LDL, triglycerides, và cholesterol toàn phần. Nếu triglycerides tăng đáng kể, cần thực hiện đo trực tiếp lượng LDL (DLDL=direct measurement of the LDL).Một trong những phương pháp thường dùng để phát hiện đề kháng insulin là dùng kiểu mẫu đánh giá hằng định nội môi (homeostatic model assessment =HOMA). Phương pháp này đo lượng glucose và insulin trong máu sau đó dùng các phép tính để ước lượng chức năng của tế bào beta và độ nhạy với insulin.Các xét nghiệm khác có thể dùng để đánh giá đề kháng insulin và cung cấp thêm thông tin bao gồm:

  • Insulin

Xét nghiệm lượng insulin lúc đói cho ra những kết quả rất thay đổi, tuy nhiên mức độ insulin thường tăng ở những người có đề kháng insulin đáng kể.

  • hs-CRP

Xét nghiệm này thường được dùng để đánh giá tình trạng viêm dẫn đến nguy cơ tim mạch. Hs-CRP có thể tăng trong đề kháng insulin.

  • sdLDL

Xét nghiệm này đo số lượng phân tử nhỏ lipoprotein tỷ trọng thấp (small dense low-density lipoprotein molecules).

  • Xét nghiệm dung nạp insulin (Insulin tolerance test=ITT)

Xét nghiệm này được dùng để xác định sự nhạy cảm (hoặc đề kháng) đối với insulin, đặc biệt ở những bệnh nhân béo phì hoặc bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Xét nghiệm này thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch insulin, rồi kiểm tra lượng glucose và insulin nhiều lần sau đó.Các xét nghiệm ức chế insulin đặc hiệu (specific insulin suppression tests) được sử dụng để nghiên cứu việc đề kháng insulin, nhưng lại ít được chỉ định rộng rãi trong thực tế lâm sàng.

Tiểu đường
khoảng 15 - 30% người bệnh bị kháng insulin sẽ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 trong vòng 2 - 5 năm

2. Điều trị kháng insulin hiệu quả

Giảm kháng insulin sẽ hạn chế đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ và một số loại bệnh khác. Đối với người bệnh đã mắc phải các bệnh lý có liên quan tới đề kháng insulin thì việc cải thiện tình trạng này cũng giúp giảm nhẹ và trì hoãn sự tiến triển của bệnh.

Các nghiên cứu đã cho thấy, giảm kháng insulin ở người mắc tiểu đường tuýp 2 sẽ giúp giảm và kiểm soát đường huyết dễ dàng hơn, đồng thời còn giúp hạn chế nguy cơ xuất hiện các biến chứng tiểu đường trên tim mạch.

Hiện nay thuốc metformin và nhóm thuốc thiazolidinedione (pioglitazone, rosiglitazone)là các thuốc có tác dụng giảm kháng insulin. Nhưng do tiềm ẩn nguy cơ về tác dụng phụ nên chỉ chủ yếu sử dụng cho những trường hợp kháng insulin đã tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2.

Chính vì vậy, giải pháp được ưu tiên áp dụng đầu tiên cho người bệnh nhằm giảm kháng insulin đó là thay đổi lối sống và luyện tập:

  • Vận động thể chất đều đặn từ 30 phút tới 1 giờ mỗi ngày, một tuần duy trì ít nhất 5 ngày.
  • Hạn chế các thực phẩm giàu tinh bột (cơm, cháo, gạo, bánh mì,...), nên thay thế bằng các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang,...
  • Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ
  • Dành nhiều thời gian cho các hoạt động thư giãn
  • Nếu bạn thừa cân thì cần cố gắng giảm cân bằng một chế độ ăn hạn chế thực phẩm giàu năng lượng và cần vận động thể chất tích cực.
  • Ngừng việc hút thuốc lá nếu bạn đang sử dụng

Các nghiên cứu thuộc chương trình phòng chống bệnh tiểu đường của Hoa Kỳ (DPP) cho thấy, thay đổi lối sống và luyện tập có hiệu quả giảm kháng insulin cao gần gấp đôi so với dùng thuốc điều trị.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan