Các loại viêm nhiễm đường tiết niệu thường gặp khi mang thai

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Như Thu Trúc - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Bà bầu thường bị viêm đường tiết niệu vào đầu tháng thứ tư của thời kỳ mang thai. Bà bầu có thể gặp ba loại nhiễm khuẩn đường tiết niệu chính là viêm bàng quang, viêm thận, tiểu rắt.

1. Viêm bàng quang

Dấu hiệu và biểu hiện của bệnh viêm bàng quang có thể là cảm giác buồn tiểu thường xuyên hơn, mót đi tiểu nhưng chỉ có thể tiểu nhỏ giọt, tiểu ngập ngừng, ngắt quãng, phải rặn tiểu hoặc nhỏ giọt nước tiểu cuối bãi. Cảm giác nóng rát khi đi tiểu, cảm thấy hay buồn đi tiểu, tiểu ít, nước tiểu đục, nước tiểu có mùi khai hơn hay mùi khó chịu, đôi khi nước tiểu đục, tiểu đau, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần hơn. Cơ thể người bệnh bị viêm bàng quang có thể không sốt nhưng người mệt mỏi, đau ở vùng chậu và bụng...

Một số trường hợp nước tiểu trào ngược từ bàng quang lên niệu quản và thậm chí tới cả thận. Hiện tượng buồn nôn, đau vùng thắt lưng và sốt có thể là những dấu hiệu của nhiễm khuẩn thận. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh viêm bàng quang có thể dẫn đến viêm thận - bể thận cấp.

Viêm thận - bể thận cấp sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nguyên nhân của bệnh viêm bàng quang do dùng thuốc, tác dụng phụ của thuốc cản trở việc bài tiết - nước tiểu đọng lại trong bàng quang. Khi bàng quang hoạt động kém và nước tiểu không thoát đi hết dễ bị chảy ngược lại niệu quản.

Nước tiểu càng ở lại lâu trong đường niệu, nguy cơ vi khuẩn sinh sôi càng lớn, do vậy tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Vệ sinh sơ sài hoặc quá kỹ cũng là yếu tố nguy cơ khiến các vi khuẩn sản sinh nhanh. Hay như việc sử dụng thường xuyên các chất diệt khuẩn, các sản phẩm vệ sinh, sử dụng vòi hoa sen xịt trực tiếp vào âm đạo cũng làm mất cân bằng vi khuẩn, tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có ích.

Một nguyên nhân gây viêm bàng quang ít ai nghĩ đến nữa là đồ lót quá chật làm tăng nhiệt độ cơ thể, làm ẩm vùng kín, tạo điều kiện cho các vi khuẩn cư trú và phát triển.

Sự rối loạn cân bằng nội tiết tố (estrogen) khi mang thai là một trong các nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai. Sự thiếu hụt nội tiết tố làm niêm mạc niệu đạo và âm đạo bất ổn định, hệ vi khuẩn lành trong âm đạo mất thăng bằng, một số vi khuẩn tăng sinh có thể gây bệnh cho niêm mạc niệu đạo.

Trong mọi trường hợp, cần tránh dùng các kháng sinh có hại cho thai. Viêm bàng quang ở bà bầu phải dùng kháng sinh tới 7-10 ngày do khi bà bầu bị viêm đường tiết niệu vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để phát triển, trong khi cơ thể thì giảm sức đề kháng với vi khuẩn. Nếu điều trị ngắn ngày, bệnh viêm bàng quang sẽ dễ bị tái phát, khi đó sẽ phải dùng kháng sinh liều cao hơn.

2. Viêm thận

Suy thận
Triệu chứng của viêm thận thường rất nặng và gây nguy hiểm cho thai nhi

Triệu chứng bệnh viêm thận rất thất thường, có khi rất kín đáo nên sản phụ không biết. Bệnh viêm thận phát hiện được là nhờ qua một xét nghiệm thông thường. Có khi chỉ là một suy giảm chức năng cô đặc đã phải chú ý tới tổn thương nhu mô thận. Những biến đổi chức năng của đường tiết niệu dưới rất quan trọng vì viêm nhiễm thường xuất phát từ đây.

Nếu sốt kèm theo rét run, đau lưng và viêm bàng quang thì chắc chắn là sản phụ đã bị viêm thận. Khi đó, có thể là một nhiễm khuẩn huyết Gram (-) dễ dẫn tới trụy tim mạch và tử vong; hoặc một suy thận cấp với tình trạng nhiễm khuẩn nặng kèm theo trụy tim mạch rất nguy kịch. Nguy hiểm hơn nữa là viêm thận - tiết niệu xuất hiện trong tình trạng protein niệu riêng rẽ không phù, huyết áp không tăng rất khó chẩn đoán. Hoặc viêm thận kèm theo nhiễm độc thai nghén, tăng huyết áp và protein - niệu cao bất thường thì tiên lượng lại càng nặng.

Bệnh viêm thận sẽ khỏi nếu được điều trị sớm kể cả khi viêm nhiễm chưa thật rõ ràng hoặc còn kín đáo. Nếu không thì tình trạng thai nghén sẽ làm tăng thêm các nguy cơ. Nếu bệnh viêm thận tái diễn và vi khuẩn cũ tồn tại thì phải nghĩ tới một chướng ngại vật trên đường tiết niệu. Phải siêu âm hoặc chụp X-quang để xác định là u, sỏi hoặc chít hẹp. Những xét nghiệm này còn phải làm lại sau sinh từ 6-8 tuần, khi các đường bài xuất đã trở lại trạng thái bình thường.

Các nguy cơ sinh non, suy thai, viêm thận - bể thận mạn tính, tăng huyết áp... là những điều khó tránh khỏi.

Nguyên nhân gây viêm thận khi mang thai là do các đường bài xuất nước tiểu bị giãn to do tác dụng của progesteron (nội tiết tố nữ) hoặc do sự chèn ép cơ học của tử cung ngày càng to. Các nhu động của bể thận, niệu quản bị suy giảm nên lưu thông nước tiểu kém.

Trong nước tiểu sản phụ, đường thường tăng cao kể cả khi không có bệnh đái tháo đường. Kali huyết của sản phụ hạ thấp do nôn mửa hoặc uống thuốc lợi tiểu. Có công trình nghiên cứu đã chứng minh: bản thân những thay đổi nội tiết trong những ngày đầu mang thai đã làm viêm nhiễm phát sinh và phát triển, ngay cả khi chưa có những biến đổi về giải phẫu của đường bài xuất nước tiểu. Tất cả những yếu tố trên đã góp phần làm tăng thêm nguy cơ gây cho thai nghén. Nếu trước đây bà bầu bị viêm nhiễm đường tiết niệu như cầu thận, sỏi tiết niệu hoặc một dị tật bẩm sinh ở đường bài xuất hoặc bị bệnh đái tháo đường thì chắc chắn nguy cơ lại càng lớn hơn nhiều.

3. Tiểu rắt

Bà bầu
Tiểu rắt khiến bà bầu phải đi tiểu nhiều lần trong ngày và vô cùng khó chịu

Tiểu rắt là một trạng thái bất thường với triệu chứng lâm sàng là đi tiểu nhiều lần, liên tục trong một ngày, tuy mỗi lần đi tiểu chỉ có một ít nước tiểu. Thậm chí, đôi khi đi tiểu không kịp, nước tiểu chảy ra quần (són tiểu) gây khó chịu và mất vệ sinh, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của bà bầu bị tiểu rắt.

Bà bầu bị tiểu rắt nguyên nhân là do vị trí của bàng quang nằm ngay sát tử cung, vì vậy, ở những người phụ nữ mang thai, thai nhi phát triển trong tử cung sẽ gây ảnh hưởng lớn đến bàng quang, niệu đạo. Dù bàng quang có nước hay không, thì áp lực tử cung có thai nhi đè lên đều khiến bàng quang có cảm giác căng, gây buồn tiểu và tiểu nhiều, đôi khi són tiểu. Tình trạng này khiến cho số lượng nước tiểu mỗi lần đi của bà bầu rất ít, có khi chỉ vài giọt (tiểu rắt).

Những tuần cuối của thai kỳ, thai nhi trong bụng có sự vận động mạnh, đầu thai nhi tụt xuống thấp sẽ đè nặng lên bàng quang gây kích thích khiến cho bà bầu bị tiểu rắt nhiều hơn nhất là thời kỳ sắp sinh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Xilavic 1000
    Công dụng thuốc Xilavic 1000

    Xilavic 1000 là thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiễm khuẩn nguyên nhân do các chủng nhạy cảm gây ra. Để biết thuốc có tác dụng ra sao, liều dùng như thế nào, các bạn hãy tham ...

    Đọc thêm
  • Bệnh thận ở phụ nữ có thai
    Bệnh thận ở phụ nữ có thai

    Phụ nữ có thai với những thay đổi về giải phẫu cũng như sinh lý dễ dẫn đến tổn thương ở hệ thống thận - tiết niệu. Tổn thương thận (đặc biệt khi có tăng huyết áp) là một yếu ...

    Đọc thêm
  • Oralphaces
    Công dụng thuốc Oralphaces

    Oralphaces có công dụng trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm. Trước khi sử dụng Oralphaces, bạn nên tham khảo tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa để dùng thuốc an ...

    Đọc thêm
  • Gout
    Biến chứng nguy hiểm của bệnh Gout

    Đối tượng thường dễ mắc phải bệnh Gout là người trưởng thành, nhất là lứa tuổi từ 40 trở đi. Bệnh gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, trầm trọng nhất là có thể gây tàn phế.

    Đọc thêm
  • Sỏi thận kích thước 30x18mm kèm sỏi ở bể thận có sao không?
    Sỏi thận kích thước 30x18mm kèm sỏi ở bể thận có sao không?

    Em bị sỏi thận trái, có đám sỏi là 30×18mm. Đoạn bể thận có sỏi 20×13mm, thận ứ nước. Vậy bác sĩ cho em hỏi sỏi thận kích thước 30x18mm kèm sỏi ở bể thận có sao không? Em có ...

    Đọc thêm