Các loại bệnh thông liên thất thường gặp ở trẻ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Đức Viên - Bác sĩ Ngoại tim mạch -
Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Biểu hiện của trẻ bị thông liên thất là thường chậm lớn. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Thông liên thất là bệnh gì?

Thông liên thất là một bệnh lý về tim bẩm sinh. Vách ngăn giữa hai buồng tâm thất của tim gọi là vách liên thất. Vách liên thất có cấu trúc phức tạp bao gồm các phần: phần màng, phần cơ, phần nhận và phần phễu.

Trẻ sinh ra bình thường thì không có lỗ thông trên vách này, do đó, máu của hai buồng tâm thất không hòa trộn với nhau. Khi có sự hình thành 1 lỗ giữa hai buồng tâm thất thì đó là thông liên thất.

2. Các loại thông liên thất thường gặp ở trẻ

Căn cứ theo cấu trúc của vách liên thất thì có 4 loại thông liên thất thường gặp ở trẻ như:

● Thông liên thất phần màng

● Thông liên thất phần cơ hay thông liên thất ở gần mỏm tim

● Thông liên thất phần nhận

● Thông liên thất phần phễu hay thông liên thất dưới van động mạch chủ hoặc dưới van động mạch phổi

3. Biểu hiện của trẻ bị thông liên thất

Các loại bệnh thông liên thất thường gặp ở trẻ
Trẻ hay khóc khi ăn, biếng ăn, ăn kém, chậm hoặc không phát triển mạnh

● Da xanh, đặc biệt là vùng da xung quanh móng tay và môi.

● Trẻ khó thở hoặc hay khóc khi ăn, biếng ăn, ăn kém, chậm hoặc không phát triển mạnh.

● Khi trẻ vận động thì nhanh bị mệt, khó thở hoặc thở nhanh.

● Trẻ bị sưng phù ở chân, mắt cá chân và bàn chân.

● Nhịp tim đập nhanh.

● Trong nhiều trường hợp trẻ không có bất kỳ biểu hiện nào, cho đến khi khám sức khỏe và phát hiện, hoặc cũng có trường hợp phát hiện khi trẻ đã trưởng thành. Lúc này, bệnh đã tiến triển và có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh suy tim, ví dụ như khó thở.
Trẻ bị thông liên thất nặng thường có biểu hiện và triệu chứng ngay từ những ngày đầu mới sinh hoặc trong những tháng đầu đời. Biểu hiện của trẻ bị thông liên thất thường thấy là: khó thở hoặc thở nhanh, trẻ ăn kém hoặc bỏ ăn, trẻ nhanh mệt, khi bị viêm phổi thì hay tái phát nhiều lần.

● Những biểu hiện khác tùy thuộc vào kích thước của lỗ thông liên thất.

4. Điều trị thông liên thất như thế nào?

Tùy vào kết quả khám và chỉ định của bác sĩ, các loại thông liên thất có mức tiến triển bệnh khác nhau thì sẽ có cách điều trị khác nhau, việc điều trị cần dựa trên các yếu tố như: Độ tuổi, huyết động, tổn thương giải phẫu bệnh và đáp ứng với điều trị nội khoa.

Trẻ khó thở hoặc hay khóc khi ăn, biếng ăn, ăn kém, chậm hoặc không phát triển mạnh
Can thiệp đóng thông liên thất qua da

Có 3 phương pháp điều trị thông liên thất, đó là: Điều trị nội khoa, phẫu thuật tim hở và can thiệp đóng thông liên thất qua da.

● Điều trị nội khoa với các thuốc trợ tim, lợi tiểu và các thuốc ức chế men chuyển.

● Điều trị ngoại khoa hay phẫu thuật tim hở phụ thuộc vào vị trí và kích thước lỗ thông (ví dụ như lỗ lớn gây tăng áp động mạch phổi), người bệnh không đáp ứng điều trị nội khoa, có bệnh lý khác đi kèm như thông liên thất có kèm hẹp phổi hoặc kèm hở van động mạch chủ.

Với các trường hợp chưa phẫu thuật (hoặc không cần phẫu thuật) thì sau phẫu thuật cần phòng biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

● Can thiệp đóng lỗ thông liên thất qua da chỉ có thể được chỉ định trong một số trường hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02836221166 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hồ Chí Minh.

8.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan