Bộ Y tế: Virus gây dịch tả lợn Châu Phi không gây bệnh trên người

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Toán - Bác sĩ Hồi sức - Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Là bệnh có nguy cơ lây lan nhanh thông qua việc tiếp xúc với máu, dịch nhầy của lợn bệnh, tỷ lệ lợn chết lên đến 100%. Tuy nhiên virus dịch tả lợn châu Phi lại không gây bệnh trên người. Do đó, người dân cần bình tĩnh, không nên tẩy chay tiêu dùng các sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh.

1. Dịch tả lợn châu Phi lây truyền như thế nào?

Dịch tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus African swine fever virus (ASFV) gây ra, lây lan rất nhanh trên loài lợn thông qua việc tiếp xúc với máu, dịch nhầy của lợn bệnh, tỷ lệ lợn chết lên đến 100%. Vì thế việc dịch tả lợn châu Phi đã chấm dứt chưa là mối quan tâm của nhiều người.

Là bệnh có nguy cơ lây lan nhanh, chỉ cần những con lợn đứng cùng nhau với khoảng cách gần cũng bị lây bệnh, nhất là việc ăn, uống, hay nằm cạnh nhau. Những nguyên nhân lây truyền bệnh còn có thể do môi trường bên ngoài như đi cùng phương tiện vận chuyển, bị ký sinh trùng cắn... từ lợn đã nhiễm bệnh trước đó.

2. Dịch tả châu Phi biểu hiện như thế nào?

Bệnh dịch tả lợn châu phi biểu hiện bệnh thông qua các cấp độ khác nhau, có xu hướng lây lan nhanh, đe dọa không nhỏ tới ngành chăn nuôi. Chủ động nhận biết các dấu hiệu của bệnh và cách phòng chống dịch để hạn chế việc bệnh lây lan rộng hơn.

Các dấu hiệu lâm sàng (xuất hiện khoảng 5 – 15 ngày sau khi lợn bị nhiễm virus) để nhận biết lợn mắc dịch tả châu Phi:

  • Lợn bị sốt cao từ 41 – 42 độ C.
  • Lợn bị bệnh có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, hay tìm chỗ mát để nằm, túm tụm lại gần nhau, thở gấp, da bừng đỏ (đặc biệt ở vùng bụng và các chi).
Dấu hiệu dịch tả lợn
Bệnh dịch tả lợn lây lan nhanh theo đường tiếp xúc với lợn bệnh
  • Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường (như loạng choạng,...) một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng, có thể có màu sẫm xanh tím.
  • Trong 1 – 2 ngày trước khi con lợn bị nhiễm bệnh chết, có triệu chứng thần kinh, nhịp tim nhanh, hoặc có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón, phân cứng đóng viên có kích thước nhỏ, có chất nhầy và máu.
  • Những con lợn chết trong thời gian đầu thường trông khỏe mạnh nhưng vẫn có các vùng đỏ hoặc tím xanh ở các chi, bụng và ngực. Có thể có máu chảy ra từ mũi và miệng, mủ chảy ra từ mắt, và phân lẫn máu.
  • Nếu lợn khỏi bệnh hoặc nhiễm virus không triệu chứng sẽ mang virus cả đời và là nguồn lây nhiễm bệnh.

3. Virus dịch tả lợn Châu Phi không gây bệnh trên người

Trước diễn tiến của bệnh, nhiều người dân cũng đang lo lắng liệu dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người hay không?

Theo Bộ Y tế phát thông báo, bệnh tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, nhưng khác hoàn toàn với bệnh tả ở người (bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn gây ra). Bệnh tả lợn châu Phi không gây bệnh trên người nhưng lợn mắc bệnh có thể mắc thêm những bệnh nguy hiểm khác như tai xanh, cúm, thương hàn... Những bệnh này lại có thể gây hại cho sức khỏe con người nếu người dân ăn phải các sản phẩm từ lợn bệnh chưa được nấu chín kỹ.

Phòng chống dịch tả lợn
Vệ sinh chuồng trại để phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Bệnh không lây sang người, nhưng con người là một phần mối nguy phát tán bệnh qua khoảng cách lớn, do vậy, để tránh nguy cơ lây lan và mắc bệnh, người dân cần:

  • Lựa chọn những sản phẩm tươi (miếng thịt nhiễm tả lợn châu Phi có màu lạ như nâu, đỏ thâm, tím tái hay xám, xanh nhạt, không săn chắc,...), có đầy đủ truy xuất nguồn gốc xuất xứ.
  • Nấu chín kỹ thịt lợn trước khi ăn; chế biến đúng cách, không ăn tái, tiết canh lợn.
  • Tránh đi vào vùng đang có dịch, nếu phát hiện lợn chết thì phải báo ngay cho cơ quan chức năng để có phương hướng xử lý.
  • Nông dân và công nhân trại nuôi lợn tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp heo với thức ăn thừa. Khi nhận thấy lợn có dấu hiệu lâm sàng của bệnh, người nuôi nên báo cáo ngay tới những cơ quan thẩm quyền; thường xuyên vệ sinh, sát trùng tại cơ sở chăn nuôi, các phương vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, các chợ điểm bán buôn, giết mổ lợn và các sản phẩm thải của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất.
  • Những người săn bắn, dụng cụ săn bắn phải được rửa sạch và đưa vào môi trường có nhiệt độ ít nhất 60 độ C trong vòng ít nhất 30 phút và khử trùng thuốc sát trùng.
  • Tiêu diệt những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như ruồi, muỗi để tránh mang bệnh đi phát tán.
  • Hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị dịch tả lợn châu Phi nên người dân tuyệt đối không được đưa lợn bệnh ra ngoài vùng dịch; không mua con giống không rõ nguồn gốc; không sử dụng thức ăn thừa, thức ăn tận dụng chưa qua xử lý nhiệt chín.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan