Biến chứng của tinh hoàn ẩn nếu không được điều trị sớm

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Thiện Ngôn - Bác sĩ Ngoại tiết niệu, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Trẻ có tinh hoàn ẩn nếu không được điều trị có thể gặp các nguy cơ như ung thư tinh hoàn, thoát vị bẹn, xoắn tinh hoàn, chấn thương tinh hoàn hoặc tổn thương về tâm sinh lý do không có hay chỉ có một tinh hoàn dưới bìu

1. Những đối tượng có nguy cơ mắc tinh hoàn ẩn

Có nhiều yếu tố chính tác động đến khả năng mắc tinh hoàn ẩn, bao gồm:

  • Yếu tố cân nặng: đối với những bé trai nặng dưới 0,9 kg khả năng mắc tinh hoàn ẩn là 100%
  • Trẻ bị sinh non: đối với trẻ sinh đủ tháng tỷ lệ mắc bệnh khoảng 3 % và 30% là tỷ lệ mắc bệnh khi trẻ sinh thiếu tháng
  • Gia đình có người bị tinh hoàn ẩn hoặc bị các vấn đề về phát triển các cơ quan sinh dục.
  • Những trẻ bị các bệnh lý thai nhi chẳng hạn như hội chứng Down,...gây ngăn cản các yếu tố tăng trưởng về bộ phận sinh dục.
  • Phụ nữ mang bầu sử dụng rượu trong thời gian mang thai, hoặc là hút thuốc trực tiếp hay gián tiếp, mắc bệnh béo phì, đái tháo đường cả hai type, có thể là đái tháo đường thai kỳ.
  • Bố mẹ tiếp xúc với các hóa chất độc hại có trong thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ cũng nhiều loại thuốc có hại khác.
trẻ sinh non
Trẻ sinh non có nguy cơ mắc bệnh tinh hoàn ẩn

2. Nguy cơ vô sinh do tinh hoàn ẩn

Trong trường hợp bệnh nhân bị ẩn tinh hoàn cả hai bên thì nguy cơ vô sinh rất cao. Những đối tượng này thường có kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ không có tinh trùng.

Thậm chí, có những người còn không thể quan hệ tình dục được do thiếu hụt trầm trọng các hormone nội tiết tố. Đồng thời thể trạng của nam giới bị tinh hoàn ẩn thường rất yếu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Nếu bệnh nhân chỉ bị ẩn tinh hoàn một bên thì vẫn có khả năng có con. Tuy nhiên, những bệnh nhân này vẫn có nhiều rủi ro do có nguy cơ bị ung thư bên tinh hoàn ẩn và có thể bị phối hợp thêm các dị tật bẩm sinh khác như teo tinh hoàn, viêm tinh hoàn, xoắn tinh hoàn. Nhiều dị tật bẩm sinh làm tăng nguy cơ vô sinh hơn cho người bệnh.

Ngoài ra, trẻ có tinh hoàn ẩn nếu không được điều trị có thể gặp các nguy cơ như ung thư tinh hoàn, thoát vị bẹn, xoắn tinh hoàn, chấn thương tinh hoàn hoặc tổn thương về tâm sinh lý do không có hay chỉ có một tinh hoàn dưới bìu.

3. Điều trị bệnh Tinh hoàn ẩn

Gây tê khoang cùng
Kỹ thuật gây tê khoang cùng giúp giảm đau trong và sau phẫu thuật

Có thể nói phẫu thuật được đánh giá là phương pháp tốt nhất trong điều trị tinh hoàn ẩn trong đó kỹ thuật gây tê khoang cùng được nhiều người lựa chọn.

Hiện nay kỹ thuật gây tê khoang cùng là một trong những kỹ thuật được sử dụng để điều trị tinh hoàn ẩn tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Đây là một kỹ thuật gây tê vùng được tiến hành bằng cách đưa thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng qua khe cùng và ống cùng. Giúp giảm đau trong và sau mổ cho hầu hết tất cả các phẫu thuật can thiệp trên phần bụng dưới và chi dưới như: Phẫu thuật tinh hoàn ẩn, thoát vị bẹn, tràn dịch màng tinh hoàn trẻ em. Vì thế, gây tê khoang cùng hay còn gọi là gây tê ngoài màng cứng qua khe xương cùng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02363711111 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Đà Nẵng.

3.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan