Bé nạo VA xong vẫn sổ mũi, phải làm sao?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà - Bác sĩ Nhi - Sơ Sinh, Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Sau nạo VA, trẻ thường có một số biểu hiện như sổ mũi, ngủ ngáy, thay đổi giọng nói,... Tuy nhiên, cha mẹ có thể yên tâm vì đây là hiện tượng thường xuyên xảy ra sau khi nạo VA.

1. Tại sao bé nạo VA xong vẫn bị sổ mũi?

Sau nạo VA, trẻ có hiện tượng sổ mũi là thường xuyên xảy ra. Nếu dịch mũi của trẻ vẫn còn nhầy màu xanh, vàng là do niêm mạc mũi họng vẫn còn bội nhiễm và vết thương còn tươi, chưa lành, do đó, đôi khi dịch mũi có màu hồng của máu.

Đồng thời niêm mạc mũi, hầu còn phù nề, xung huyết sau nạo, kèm với dịch mũi đặc, làm cho hốc mũi bị nghẹt nên trẻ không thở được và khó khăn khi vừa ăn vừa thở đều bằng miệng.

Tuy nhiên, bề mặt vết thương sau 7 ngày sẽ bong lớp vảy giả mạc và vết thương lành sau 10-15 ngày.

2. Khắc phục sổ mũi sau nạo VA cho trẻ

  • Nếu thấy bé có hiện tượng sổ mũi sau nạo VA, cha mẹ hãy thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý liên tục vào 2 bên lỗ mũi cho trẻ.
  • Dùng dụng cụ hút dịch mũi nhẹ nhàng cho trẻ, làm cho hốc mũi thông thoáng, thở nhẹ nhàng và trẻ sẽ ăn được.
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ để tránh bị cảm lạnh làm tình trạng sổ mũi nặng hơn.
  • Đưa trẻ tới bệnh viện tái khám theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bé nạo VA xong vẫn sổ mũi, phải làm sao?
Bé bị sổ mũi sau khi nạo VA

3. Một số vấn đề thường gặp sau nạo VA

Biến chứng thường gặp nhất sau khi nạo VA là chảy máu, nhưng nếu có chế độ chăm sóc trẻ hợp lý sau nạo VA, cho trẻ uống nước và ăn các thực phẩm mềm, nguội và lỏng thì biến chứng này sẽ ít xảy ra hơn.

Bé nạo VA xong vẫn ngủ ngáy hoặc có thể bị sốt, hơi choáng váng, buồn nôn là do tác dụng phụ của thuốc gây mê và do tình trạng phù nề. Thông thường, những tình trạng này sẽ tự mất đi trong vòng tuần đầu. Để giúp trẻ nhanh khỏi hơn, cha mẹ hãy cho trẻ uống nhiều nước ấm để nhanh chóng giảm tình trạng này.

Trẻ nạo VA có thể thấy đau hoặc cứng cổ do tư thế nằm khi phẫu thuật, cha mẹ hãy chườm ấm cho trẻ hoặc sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa thì tình hình sẽ được cải thiện.

Để tránh được nguy cơ phản ứng dị ứng hoặc rối loạn hô hấp liên quan đến việc gây mê, cha mẹ của trẻ cần báo cáo chính xác và đầy đủ với bác sĩ chuyên khoa về tiền sử dị ứng của trẻ như dị ứng thời tiết, dị ứng thuốc, dị ứng thực phẩm hoặc đồ uống,...

Để trẻ khỏe mạnh, phục hồi tốt sau nạo VA cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan