Bảng đánh giá và phân loại tình trạng dinh dưỡng người trưởng thành

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng công việc và các hoạt động sống của con người. Do đó, con người đã tìm cách chuẩn hóa để đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa trên mối quan hệ giữa cân nặng và chiều cao. Từ bảng đánh giá, những người nằm ngoài mức bình thường có thể tự điều chỉnh cân nặng hợp lý.

1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng là gì?

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng là nội dung kỹ thuật quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng học. Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá thông qua các biểu hiện lâm sàng đặc hiệu, các chỉ số sinh hóa và các số đo nhân trắc dinh dưỡng. Số đo nhân trắc dinh dưỡng là công cụ đo lường với tính chất nhạy, khách quan và có ý nghĩa ứng dụng rộng rãi trong việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của một cá thể hay của cộng đồng.

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của con người. Thiếu dinh dưỡng làm cơ thể gầy còm, thể lực và khả năng miễn dịch yếu, phù, biến đổi về da, tóc và một số biểu hiện khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của con người. Do đó, việc sử dụng các chỉ số dinh dưỡng có tầm quan trọng đặc biệt.

Trong hoạt động giám sát hoặc theo dõi liên tục diễn biến tình trạng dinh dưỡng của một cá thể hay của cộng đồng qua các chỉ số dinh dưỡng có một ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn. Hơn thế nữa, việc đo lường không đòi hỏi phương tiện dụng cụ quá đắt tiền và có thể thực hiện dễ dàng. Vì vậy, việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng qua các chỉ số dinh dưỡng được áp dụng rộng rãi trong công tác khám chữa bệnh.

2. Bảng đánh giá và phân loại tình trạng dinh dưỡng người trưởng thành của WHO

Theo Body Mass Index – BMI, WHO 1995 trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành dành cho người châu Âu thì tình trạng dinh dưỡng được phân loại:

  • Bình thường: BMI từ 18,50-24,99
  • Gầy: BMI <18,50
  • Thừa cân: BMI >25,0
  • Béo phì: BMI >30,0

Chỉ số BMI được tính dựa vào công thức sau:

Công thức BMI
Công thức tính chỉ số BMI

Trong đó:

  • Weight: Cân nặng, tính theo đơn vị kg
  • Height: Chiều cao, tính theo đơn vị m2
Bảng 1
Bảng đánh giá và phân loại tình trạng dinh dưỡng ở người trưởng thành dành cho người châu Âu

Một số khái niệm

  • Gầy là tình trạng cân nặng thấp hơn so với chiều cao hiện có, lớp mỡ dự trữ thấp do nhiều nguyên nhân như kém hấp thu, kén ăn uống, hoặc do cơ địa v.v
  • Thừa cân là tình trạng vượt quá cân nặng nên có so với chiều cao. Người bị thừa cân thường do các nguyên nhân như lười vận động, ăn uống nhiều hơn năng lượng tiêu hao, v.v
  • Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức một cách cục bộ hay toàn cơ thể của lipid trong các tổ chức mỡ tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Bảng 2
Minh họa bảng đánh giá và phân loại tình trạng dinh dưỡng ở người trưởng thành

Thang phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO) dành cho người châu Âu có chút khác biệt so với thang phân loại của Hiệp hội đái đường các nước châu Á (IDI & WPRO) được áp dụng cho người châu Á.

Phân loại gầy béo theo chỉ số BMI
Bảng phân loại mức độ gầy - béo của một người dựa vào chỉ số BMI

>> Xem thêm: Cách đo và tính chỉ số BMI theo hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Bảng đánh giá và phân loại tình trạng dinh dưỡng người trưởng thành có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra tiêu chuẩn để con người có thể biết mức độ cân bằng dinh dưỡng của cơ thể dựa trên mối tương quan giữa cân nặng và chiều cao. Từ đó giúp cho những người thừa cân, người thiếu cân có thể điều chỉnh cân nặng để có được cơ thể khỏe mạnh, phục vụ tốt cho các hoạt động trong đời sống.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

53.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan