Tư vấn ý nghĩa kết quả xét nghiệm Ferritin

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em xét nghiệm sắt chỉ số là 5,12 và chỉ số ferritin là 244. Mong bác sĩ tư vấn ý nghĩa kết quả xét nghiệm Ferritin, cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Quỳnh Trang - Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Tư vấn ý nghĩa kết quả xét nghiệm Ferritin”, bác sĩ giải đáp như sau:

Ferritin là một dạng protein dự trữ sắt hoạt động trong các tế bào máu, chúng liên quan đến các tổ chức dự trữ sắt ở khắp cơ thể. Protein này có mặt tại gan, lá lách, tủy xương và một phần còn lại xuất hiện trong huyết thanh của máu.

  • Chỉ số bình thường Ferritin trong máu gồm: đối với nữ: Từ 11 - 306.8 ng/ml hoặc 11 - 306.8 μg/l.
  • Khi chỉ số tăng: bệnh nhân có thể gặp ở những tình huống như viêm gan virus mạn tính, nhiễm độc sắt do dùng thuốc sắt kéo dài mà không được thải sắt, truyền máu nhiều lần,...
  • Khi chỉ số giảm: bệnh nhân có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt, suy dinh dưỡng,... Sắt là một trong những nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng trong hầu hết các tổ chức của cơ thể như: hemoglobin (Hb), myoglobin và một số enzyme.

Trong các cơ chế chuyển hóa, sắt tham gia vào quá trình vận chuyển oxy, tổng hợp DNA, vận chuyển electron... Chỉ số bình thường sắt huyết thanh trong máu đối với nữ là: 10,7 - 32,2 μmol/L. Trong trường hợp của bạn, chỉ số Ferritin trong giới hạn bình thường, chỉ số sắt huyết thanh giảm.

Nguyên nhân giảm lượng sắt huyết thanh thường gặp là:

  • Thiếu máu do thiếu sắt.
  • Khẩu phần ăn thiếu sắt (suy dinh dưỡng).
  • Các nguyên nhân gây giảm hấp thụ.
  • Mất máu qua: Đường tiêu hóa, sản phụ khoa, tiết niệu.
  • Tăng nhu cầu sắt: Giai đoạn cơ thể sinh trưởng, có thai, kinh nguyệt (nữ mất 3-8 mg sắt trong mỗi kỳ kinh), tình trạng sau phẫu thuật, hội chứng viêm ( như viêm khớp dạng thấp hay bệnh tạo keo giai đoạn hoạt động), nhiễm trùng cấp và nhất là nhiễm trùng mạn, ung thư và bệnh lý u tân sinh.
  • Các nguyên nhân khác: Bỏng rộng, hội chứng tăng urê máu, suy giáp, hội chứng thận hư (do gây mất các protein mang sắt qua nước tiểu). Bạn nên đến khám bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân thiếu sắt, qua đó điều trị sẽ hiệu quả hơn. Khi gửi thông tin xét nghiệm bạn nên ghi rõ đơn vị để bác sĩ có thể tư vấn cho bạn chính xác nhất.

Nếu bạn còn thắc mắc về việc xét nghiệm Ferritin, bạn có thể đến cơ sở y tế thuộc Hệ thống Y tế Vinmec thăm khám và điều trị sớm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

98 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • trẻ kén ăn
    10 Mẹo dành cho cha mẹ có con kén ăn

    Kén ăn là điều hoàn toàn bình thường khi trẻ mới biết đi. Khi trẻ được 1 tuổi, trẻ thường tăng gấp ba lần cân nặng. Đi kèm với tốc độ phát triển của trẻ, việc thèm ăn có xu ...

    Đọc thêm
  • Làm thế nào nếu ăn không ngon kéo dài?
    Làm thế nào nếu ăn không ngon kéo dài?

    Tình trạng không muốn ăn, chán ăn đang xảy ra ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại và gây ra nhiều hậu quả cũng như biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nếu gặp những tình trạng này không ...

    Đọc thêm
  • trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì
    Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì?

    Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sau này. Do đó, việc nhận biết các biểu hiện trẻ thiếu sắt và điều trị ...

    Đọc thêm
  • pharextra
    Công dụng thuốc Pharextra

    Pharextra là thuốc không kê đơn, được đóng gói dạng hộp 10 vỉ x 10 viên. Trước khi sử dụng thuốc Pharextra, người bệnh nên tham khảo tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa. Sau đây là ...

    Đọc thêm
  • Injectafer
    Thông tin về thuốc Injectafer

    Injectafer là thuốc được sử dụng dưới dạng tiêm trong điều trị một số trường hợp thiếu máu. Vậy thuốc Injectafer có tác dụng gì và cần sử dụng như thế nào cho đúng cách?

    Đọc thêm

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: