Tê đầu lưỡi, ê răng cửa hàm dưới là bệnh gì?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Khoảng hơn 1 tuần nay, cháu xuất hiện triệu chứng tê đầu lưỡi, rất khó chịu, thời gian tê khoảng 2 giây sau đó ngưng 1 giây rồi lại tiếp tục lặp lại chu kì như vậy. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt. Hai ngày gần đây, cháu xuất hiện triệu chứng ê ở 5 răng cửa hàm dưới. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi tê đầu lưỡi, ê răng cửa hàm dưới là bệnh gì? Cháu cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Tiến Đạt - Khoa khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Tê đầu lưỡi, ê răng cửa hàm dưới là bệnh gì?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Triệu chứng tê đầu lưỡi của bạn có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Một số tình trạng viêm nhiễm tại chỗ như viêm lưỡi, viêm lợi và bệnh lý răng miệng, viêm tuyến nước bọt, viêm họng,...
  • Dị ứng do dùng thuốc hoặc do thức ăn.
  • Thiếu một số chất như vitamin PP, vitamin nhóm B,... hoặc thiếu một số muối khoáng như Fe, Mg, Zn,...
  • Bệnh thoái hóa gai lưỡi trong các bệnh mạn tính như viêm dạ dày, tiểu đường hoặc do dùng điều trị thuốc lâu dài.
  • Bệnh viêm dây thần kinh đơn độc hoặc trong hội chứng viêm đa dây thần kinh ngoại biên.
  • Chấn thương ảnh hưởng tới dây thần kinh lưỡi (số 12).

Triệu chứng ê buốt răng cửa hàm dưới của bạn có thể do các nguyên nhân sau:

  • Răng nhạy cảm.
  • Viêm tủy răng.
  • Mòn răng (mòn cổ răng hoặc rìa cắn).
  • Sâu răng.
  • Viêm quanh răng (gây tụt lợi, hở chân răng).

Vì vậy bạn nên đến viện để khám kết hợp các chuyên khoa Răng Hàm Mặt và Tai Mũi Họng để được chẩn đoán và điều trị tốt hơn.

Nếu bạn còn thắc mắc về tê đầu lưỡi, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Bị loét lưỡi thường xuyên có phải dấu hiệu ung thư?
    Những ai nên tầm soát sàng lọc ung thư lưỡi?

    Ung thư lưỡi là một loại ung thư vùng miệng thường phát triển từ tế bào biểu mô vảy trên bề mặt lưỡi với biểu hiện là khối u hoặc vết loét. Dấu hiệu đáng chú ý nhất của ung ...

    Đọc thêm
  • Rodazol
    Công dụng thuốc Rodazol

    Thuốc Rodazol với thành phần chính là Spiramycin có tác dụng điều trị các nhiễm trùng về răng miệng cấp và mạn tính hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc như: Thuốc ...

    Đọc thêm
  • Biolamin Tab
    Công dụng của Biolamin Tab

    Biolamin Tab thuộc nhóm khoáng chất và vitamin, dạng bào chế viên nén bao phim, đóng gói hộp 5 vỉ x 20 viên hoặc 10 vỉ x 10 viên. Để đảm bảo an toàn thì trước khi sử dụng thuốc ...

    Đọc thêm
  • Calcivitin
    Công dụng thuốc Calcivitin

    Calcivitin thuộc nhóm thuốc vitamin hỗ trợ cho người chán ăn, điều trị đau nhức dây thần kinh, chốc mép, nám da, viêm lưỡi. Để biết liều lượng sử dụng thế nào, cần lưu ý gì trong quá trình dùng ...

    Đọc thêm
  • Wokadine
    Công dụng thuốc Wokadine

    Wokadine là một dung dịch dùng để sát khuẩn da, niêm mạc, được sử dụng hỗ trợ trong những trường hợp viêm do nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Để hiểu rõ về thuốc và cách dùng an toàn, bạn ...

    Đọc thêm