Phương pháp khắc phục tình trạng không ngậm được miệng khi ngủ

Hỏi

Chào bác sĩ, em là nữ ạ và cách đây khoảng 10 năm, em có sử dụng silicon ngậm răng để giúp hàm răng đều hơn, em ngậm mỗi tối trước khi ngủ và ngậm kéo dài trong 3-4 năm. Sau đó, em không ngậm nữa, nhưng kể từ đó những lúc ngủ, em không bao giờ ngậm miệng được và cả đêm ngủ cũng không nuốt nước bọt dẫn đến việc sáng dậy miệng em ngậm rất nhiều nước bọt thậm chí có những ngày còn bị chảy ra gối và có mùi rất khó chịu. Xin bác sĩ cho em lời khuyên để phương pháp khắc phục tình trạng không ngậm được miệng khi ngủ với ạ. Em cảm ơn!

Câu hỏi ẩn danh

Trả lời

Chào em! Đối với thắc mắc về Phương pháp khắc phục tình trạng không ngậm được miệng khi ngủ, bác sĩ xin được giải đáp như sau:

Nguyên nhân không ngậm được miệng lại được có thể do em có khớp cắn hở hoặc do khớp thái dương hàm. Nếu do khớp cắn hở thì em nên nắn chỉnh răng về khớp cắn bình thường. Nếu do khớp thái dương hàm thì tùy vào trường hợp có thể nắn hoặc phẫu thuật để đưa về khớp cắn đúng. Em có chảy nhiều nước bọt khi ngủ do không ngậm được miệng nhưng cũng có thể do nguyên nhân khác nữa (Ví dụ: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản...). Trong trường hợp này, em cần đến viện để được chẩn đoán và điều trị tốt hơn.

Cảm ơn em đã tin tưởng và chia sẻ những lo lắng tới Hệ thống Y tế Vinmec. Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Tiến Đạt - Bác sĩ Răng Hàm Mặt - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • cấu tạo khớp thái dương hàm
    Các bệnh lý khớp thái dương hàm.

    Bệnh lý khớp thái dương hàm là một vấn đề sức khỏe phổ biến, đặc biệt là ở những người trưởng thành. Nó có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể, bao gồm ảnh ...

    Đọc thêm
  • cấu tạo khớp thái dương hàm
    Các bệnh lý khớp thái dương hàm.

    Bệnh lý khớp thái dương hàm là một vấn đề sức khỏe phổ biến, đặc biệt là ở những người trưởng thành. Nó có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể, bao gồm ảnh ...

    Đọc thêm
  • gastrotac
    Công dụng thuốc Gastrotac

    Gastrolac có hoạt chất chính là Pantoprazole, một thuốc ức chế bơm proton được sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày tá tràng, hội chứng Zollinger - Ellison và phòng ngừa loét do ...

    Đọc thêm
  • sagapanto
    Công dụng thuốc Sagapanto

    Sagapanto là thuốc đường tiêu hóa với thành phần chính là Pantoprazol Natri Sesquihydrate. Thuốc được sản xuất tại Công ty TNHH TM Dược phẩm Quốc tế Thiên Đan. Vậy thuốc Sagapanto nên sử dụng thế nào?

    Đọc thêm
  • etefacin
    Công dụng thuốc Etefacin

    Thuốc Etefacin là một thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton được dùng bằng đường tiêm truyền. Thuốc được sử dụng ngắn hạn trong điều trị những trường hợp bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày ...

    Đọc thêm