Nồng độ HCG trong máu bao nhiêu là thai vào tử cung?

Hỏi

Em chào bác sĩ! Bác sĩ cho em hỏi hàm lượng HCG trong máu là 24.5 thì có phải là có thai không ạ? Em cảm ơn bác sĩ.

Đ.T.K.A

Trả lời

Chào Bạn!

HCG bắt đầu sinh ra ngay khi trứng được thụ tinh và bắt đầu làm tổ trên niêm mạc tử cung. Lúc này, nồng độ HCG sẽ xuất hiện trong máu, tăng nhanh đến lúc đạt nồng độ tối đa tại thời điểm hai tháng rưỡi. Sau giai đoạn này, lượng HCG sẽ giảm dần đến một mức độ ổn định vào khoảng tháng thứ tư và kéo dài đến lúc sinh.

Xét nghiệm định lượng máu có thể phát hiện HCG ở nồng độ 2mIU/ml trong khoảng 8 ngày sau khi rụng trứng. Trong thai nghén bình thường, lượng HCG tăng lên ít nhất 66% trong vòng 48 giờ đầu và 100% trong vòng 72 giờ. Nếu lượng HCG tăng thấp hơn mức nêu trên, dự báo tình trạng hỏng thai hoặc chửa ngoài tử cung.

Hàm lượng HCG tăng lên từ ngày trứng làm tổ và đạt đỉnh vào ngày thứ 60-70 của tuổi thai, sau đó giảm dần đến mức thấp nhất vào ngày thứ 100-130. Nếu hàm lượng HCG quá cao, trên 100.000mIU, cần phải nghĩ đến tình trạng chửa trứng.

Phối hợp với siêu âm, các xét nghiệm định lượng HCG có thể xác định sớm tình trạng hỏng thai và hỗ trợ chẩn đoán chửa ngoài tử cung. Nếu hàm lượng beta HCG trên 1700 đến 2000 mIU/ml,(1,7->2 IU ) khi siêu âm đầu dò âm đạo sẽ nhìn thấy túi thai trong buồng tử cung.

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Hệ thống Y Tế Vinmec. Trân trọng!

Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Nhất Nguyên - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

82.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Theo dõi thai sớm chẩn đoán phân biệt GEU nghĩa là gì?
    Theo dõi thai sớm trong tử cung

    Việc chẩn đoán mang thai đòi hỏi một cách tiếp cận đa diện, sử dụng 3 công cụ chẩn đoán chính. Đây là tiền sử và khám sức khỏe, đánh giá trong phòng thí nghiệm, và siêu âm. Hiện nay, ...

    Đọc thêm
  • Chửa trứng toàn phần
    Chửa trứng toàn phần là gì?

    Chửa trứng gây ra những tác hại khôn lường, và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản đối với phụ nữ nếu như không được phát hiện và điều trị tốt. Chửa trứng chia thành 2 loại là chửa trứng ...

    Đọc thêm
  • Estradiol
    Sự thay đổi Estradiol trong IVF là gì?

    Estradiol là một hormon sinh dục chính của nữ, được tiết ra chủ yếu ở buồng trứng và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và duy trì bộ máy sinh sản của nữ giới. Vậy sự ...

    Đọc thêm
  • Dấu ấn khối u
    Các dấu ấn khối u là gì?

    Các chất chỉ điểm khối u hay còn gọi là các dấu ấn khối u - tiếng anh là tumor marker – ( nhiều người gọi là chỉ số u) là các chất được tạo ra bởi tế bào ung ...

    Đọc thêm
  • gạo lứt ăn kiêng
    Tránh các sản phẩm ăn kiêng HCG nguy hiểm

    Bất cứ ai đã từng ăn kiêng đều biết có những cách hợp lý để giảm cân, bao gồm ăn một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục. Chế độ ăn kiêng HCG kết hợp sử dụng ...

    Đọc thêm