Điều trị nhiễm trùng đường tiểu nhẹ không khỏi phải làm sao?

Hỏi

Xin chào bác sĩ! Em từng đi khám và được chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu nhẹ (khoảng 1 năm rồi ạ), khám 2 lần uống thuốc 2 lần nhưng chưa thấy khỏi. Khoảng 2 tuần trở lại đây em bị đau vùng bụng dưới phía bên phải, chỉ có buổi sáng ít đau nhất, thời gian còn lại trong ngày đều đau khiến cho nguyên phần chân phải của em luôn thấy khó chịu.

Ngoài ra, việc tiểu tiện cũng khó khăn hơn (đi tiểu nhiều lần, khó tiểu, tiểu dắt). Ngày hôm nay cơn đau lại chuyển ra sau lưng (vẫn là phía bên phải). Vì đang trong giai đoạn dịch Covid-19 phải hạn chế di chuyển nên em không thể ra bệnh viện khám. Hiện tại em khá lo không biết có vấn đề gì không.

Mong bác sĩ có thể tư vấn và giải đáp giúp em. Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ ạ!

Lâm An Nhi (2000)

Trả lời

Chào bạn! Theo dữ liệu mà bạn cung cấp, chúng tôi không hiểu tại sao nhiễm trùng tiểu nhẹ mà lại điều trị không khỏi. Nếu bạn có đau bụng dưới, tiểu khó, đau hông lưng thì bạn nên đi khám sớm để được điều trị sớm vì có thể bệnh đã diễn tiến từ viêm bàng quang lên viêm đài bể thận. Nếu không điều trị sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, cả nước ta đều chung tay phòng chống đại dịch Covid-19 khá tốt. Vì thế, bạn có thể an tâm, đừng quá lo lắng mà không đi khám và điều trị bệnh sớm.

Bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn và giải đáp chi tiết.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Trân trọng!

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Phúc Liên - Bác sĩ Ngoại tiết niệu - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

234 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • uribel
    Công dụng thuốc Uribel

    Thuốc Uribel công dụng trong việc giảm các cảm giác khó chịu, đau đớn, thường xuyên muốn đi tiểu và co thắt đường tiết niệu do nhiễm trùng đường tiểu dưới hoặc thủ thuật y tế trên đường tiểu. Nắm ...

    Đọc thêm
  • Trexon
    Công dụng thuốc Trexon

    Trexon có thành phần chính là Ceftriaxone, là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin. Thuốc Trexon được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu, nhiễm khuẩn ổ bụng và viêm ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Synaflox 750
    Công dụng thuốc Synaflox 750

    Synaflox 750mg là thuốc kháng sinh đường tiêm được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do các vi khuẩn nhạy cảm gây bệnh ở đường hô hấp, tiết niệu, sinh dục hoặc da mô mềm. Trước khi sử dụng ...

    Đọc thêm
  • Farisul
    Công dụng thuốc Farisul

    Farisul là một loại kháng sinh đường uống, sau khi vào cơ thể thuốc được thủy phân thành Ampicillin và Sulbactam. Với 2 thành phần kết hợp này, thuốc có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn, tăng phổ kháng ...

    Đọc thêm
  • zeefora
    Công dụng thuốc Zeefora

    Zeefora là thuốc được dùng trong điều trị tình trạng nhiễm trùng nặng do vi khuẩn gram âm, gram dương hoặc một số loại vi khuẩn đã kháng với kháng sinh họ beta lactam. Việc nắm rõ các thông tin ...

    Đọc thêm