Có nguy cơ nhiễm bệnh lậu từ mũi tiêm của người mắc bệnh không?

Hỏi

Chào bác sĩ. Trong lúc tôi đi tiêm cho bệnh nhân lậu. Tôi có vô tình đâm kim vào tay mình chảy máu, liệu tôi có bị lây bệnh lậu từ bệnh nhân không ạ? Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn giúp tôi.

Câu hỏi ẩn danh

Trả lời

Chào bạn. Lậu lây qua quan hệ tình dục và từ mẹ sang con, nên bạn sẽ không bị lây lậu từ bệnh nhân.

Việc tiêm xong cho bệnh nhân và bị kim đâm vào tay chảy máu là sự cố có nguy cơ phơi nhiễm với các bệnh lây truyền qua đường máu, bao gồm: các loại virus viêm gan B, viêm gan C, HIV... Để đánh giá nguy cơ lây nhiễm thì cần lấy máu của bệnh nhân xét nghiệm xem bệnh nhân có bị bệnh truyền nhiễm nào kể trên không? Nếu có thì nguy cơ lây nhiễm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác: ví dụ lượng máu bệnh nhân dính trên kim nhiều hay ít, mật độ virus trong máu, cũng như cách xử trí ban đầu ngay sau khi bị tai nạn đâm kim, cơ thể của bạn có kháng thể hay chưa (với viêm gan B)...

Trường hợp này bạn nên xét nghiệm máu để kiểm tra nhé! Bạn có thể tới bệnh viện thuộc hệ thống Y tế Vinmec cơ sở gần nhất để được bác sĩ thăm khám chi tiết.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi tới Hệ thống Y tế Vinmec. Chúc bạn mạnh khỏe!

Bài viết được tư vấn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Vượng - Bác sĩ Vi sinh - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

121 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Soditax
    Công dụng thuốc Soditax

    Thuốc Soditax là kháng sinh được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn nặng gây bởi các tác nhân nhạy cảm, bao gồm nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục, nhiễm khuẩn huyết... Cùng ...

    Đọc thêm
  • Philtadol
    Công dụng thuốc Philtadol

    Philtadol là kháng sinh nhóm Cephalosporin, được chỉ định trong các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường sinh dục - tiết niệu,... do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Vậy cơ chế tác dụng, ...

    Đọc thêm
  • saxtel.png
    Công dụng thuốc Saxtel

    Thuốc Saxtel có thành phần chính là Cefotaxime Sodium, thường được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn da và mô mềm, dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật,... Hãy cùng tìm hiểu về công dụng thuốc ...

    Đọc thêm
  • Afefixim
    Công dụng thuốc Afefixim

    Thuốc Afefixim có thành phần chính là Cefixime, thường được sử dụng trong điều trị các nhiễm trùng như viêm tai giữa, viêm xương khớp, nhiễm khuẩn da và mô mềm... Hãy cùng tìm hiểu về công dụng thuốc Afefixim ...

    Đọc thêm
  • Novisulba
    Công dụng thuốc Novisulba

    Thuốc Novisulba được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm, với thành phần chính trong mỗi lọ thuốc là 1g Cefoperazone natri và 1g Sulbactam natri. Vậy thuốc Novisulba có tác dụng gì và cách sử dụng thuốc như ...

    Đọc thêm