Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của suy tim

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Xuân Chiến - Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Suy tim là biểu hiện sau cùng của hầu hết các bệnh tim mạch. Khi đó người bệnh rơi vào tình trạng tim không còn đủ khả năng bơm máu để đảm bảo cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

1. Suy tim là gì?

Suy tim là một thuật ngữ được sử dụng nhằm mô tả tình trạng tim không đáp ứng được với khối lượng công việc như thông thường và không thể bơm máu đầy đủ, hiệu quả đi khắp cơ thể.

Ở những người suy tim, máu vận chuyển trong cơ thể chậm hơn so với người bình thường. Khi lượng máu cung cấp không đủ, để giữ được nhiều máu hơn, các buồng tim có thể giãn ra. Nhờ điều này máu có thể được vận chuyển liên tục trong hệ tuần hoàn, tuy nhiên cuối cùng cơ tim sẽ bị suy yếu và làm việc một cách không thực sự hiệu quả. Điều này khiến thận có thể phản ứng lại bằng cách giữ lại muối và các chất dịch trong cơ thể. Khi đó các chất dịch bị ứ đọng trong các bộ phận của cơ thể người bệnh suy tim có thể gây ra xung huyết.

Suy tim
Suy tim sung huyết

2. Triệu chứng lâm sàng bệnh suy tim

Làm thế nào để biết mình có bị suy tim hay không? Nếu bạn cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu dưới đây, hãy lưu ý vì đó có thể là những triệu chứng lâm sàng bệnh suy tim:

  • Các cơn khó thở cấp tính xuất hiện
  • Việc vận động thể lực bị hạn chế
  • Hai chi dưới phù, trắng mềm, khi ấn vào bị lõm
  • Tăng cân
  • Ran rỗ ở hai bên thùy phổi
  • Áp lực tĩnh mạch cảnh tăng
  • Da xanh nhợt nhạt
suy tim
khó thở cấp tính là 1 trong những biểu hiện suy tim

3. Triệu chứng cận lâm sàng bệnh suy tim

Ngoài những triệu chứng vừa nêu trên, suy tim còn có thể được phát hiện qua các kết quả xét nghiệm. Những xét nghiệm dưới đây cho phép phát hiện triệu chứng cận lâm sàng bệnh suy tim:

  • Hình ảnh tim to khi quan sát kết quả chụp X-Quang
  • Urecreatinin tăng là các biểu hiện suy thận gián tiếp có thể xảy ra do suy tim

4. Phân loại suy tim

Suy tim được chia làm 3 loại: Suy tim trái, suy tim phảisuy tim toàn bộ. Từ việc phân loại suy tim ta có thể chia các triệu chứng cụ thể của từng loại như sau:

4.1 Suy tim trái

  • Khó thở: khi gắng sức ở những giai đoạn đầu người bệnh suy tim sẽ cảm thấy khó thở, những cơn khó thở kịch phát về đêm xuất hiện khi suy tim nặng dần khiến người bệnh phải ngồi dậy để thở.
  • Các cơn hen tim và phù phổi cấp: bệnh nhân khó thở dữ dội, vật vã kích thích, ho khạc bọt hồng nguyên nhân của các biểu hiện này là do bệnh nhân đã gắng quá sức. Cần phải cấp cứu kịp thời để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
  • Đau ngực: cơn đau ngực có thể xuất hiện do bệnh lý mạch vành (là nguyên nhân gây suy tim), tuy nhiên cũng có thể là do suy tim nặng làm cho khả năng tưới máu cho mạch vành giảm.
  • Hoa mắt, chóng mặt, tiểu tiện ít
  • Triệu chứng cận lâm sàng bệnh suy tim trái: mỏm tim lệch trái, tiếng thổi bất thường do bệnh lý van tim.

4.2 Suy tim phải

  • Khó thở: tình trạng khó thở tăng dần và nặng dần lên, tuy nhiên không có cơn khó thở kịch phát như suy tim trái.
  • Gan to, phù chân, tĩnh mạch bị cổ nổi.

4.3 Suy tim toàn bộ

  • Triệu chứng bệnh giống suy tim phải nhưng mức độ nặng hơn, tình trạng khó thở thường xuyên xảy ra
  • Gan to, phù nhiều, tĩnh mạch cổ nổi, xuất hiện trình trạng tràn dịch đa màng.

Ngoài ra theo Hội Tim mạch học New York suy tim có thể được phân theo các cấp độ như sau:

  • Suy tim cấp độ 1: bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng, có thể sinh hoạt và hoạt động gần như bình thường.
  • Suy tim cấp độ 2: khi gắng sức nhiều, các triệu chứng suy tim sẽ xuất hiện
  • Suy tim cấp độ 3: khi gắng sức ít các triệu chứng cũng xuất hiện, do đó người bệnh bị hạn chế nhiều hoạt động thể lực
  • Suy tim cấp độ 4: hay còn gọi là suy tim giai đoạn cuối, các triệu chứng xuất hiện thường xuyên kể cả khi nghỉ ngơi.

Trên đây là những hiểu biết chung nhất về suy tim và các triệu chứng lâm sàng cũng như triệu chứng cận lâm sàng bệnh suy tim. Khi thấy mình có các dấu hiệu trên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị một cách kịp thời. Ngoài ra cũng nên duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa và cải thiện bệnh suy tim.

Bài viết tham khảo nguồn: Hội Tim mạch học Việt Nam

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Orela 25mg
    Công dụng thuốc Orela 25mg

    Thuốc Orela 25mg được chỉ định trong điều trị cao huyết áp vô căn, đau thắt ngực, suy tim sung huyết. Để dùng thuốc hiệu quả, người bệnh cần tìm hiểu một số thông tin về công dụng, liều dùng ...

    Đọc thêm
  • banner natives image
    QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • amlothope
    Công dụng thuốc Amlothope

    Amlothope là 1 loại thuốc thuộc nhóm tim mạch. Thuốc thường được dùng để chỉ định kiểm soát cao huyết áp vô cănvà điều trị đau thắt ngực. Để sử dụng Amlothope an toàn và đạt được hiệu quả điều ...

    Đọc thêm
  • Tritasdine
    Công dụng thuốc Tritasdine

    Thuốc Tritasdine được chỉ định trong phòng ngừa cơn đau thắt ngực ở người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, phối hợp trong điều trị chứng ù tai chóng mặt, giảm thị lực và rối loạn thị giác do ...

    Đọc thêm
  • tacalzem
    Công dụng thuốc Tacalzem

    Thuốc Tacalzem được chỉ định điều trị đợt bộc phát cơn đau thắt ngực, đau thắt ngực sau nhồi máu cơ tim, đau ngực Prinzmetal, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim,... Vậy cách sử dụng thuốc Tacalzem như thế ...

    Đọc thêm
  • Napincure 10
    Công dụng thuốc Napincure 10

    Napincure 10 thuộc nhóm thuốc tim mạch có thành phần chính là Nifedipine. Napincure được sử dụng để điều trị bệnh về tim mạch như tăng huyết áp và đau thắt ngực. Để biết thêm thông tin về thuốc Napincure, ...

    Đọc thêm