Nồng độ hsCRP ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Xét nghiệm hóa sinh - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Xét nghiệm protein phản ứng C độ nhạy cao (hs-CRP) là phương pháp giúp chẩn đoán phát hiện sớm cho những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đặc biệt, mức độ nặng của nhồi máu cơ tim cấp có mối tương quan mật thiết với nồng độ hsCRP.

1. Tìm hiểu về hs-CRP

1.1 Xét nghiệm hs-CRP là gì?

CRPprotein phản ứng C, thuộc thành phần nhóm Pentraxin, được tạo ra bởi gan và tiết vào máu. Ở đỉnh của giai đoạn đáp ứng viêm cấp tính, sự tổng hợp CRP có thể chiếm tới 20% khả năng tổng hợp protein của gan. Thông thường, mức độ CRP được tổng hợp mỗi ngày là khoảng 1 - 10mg. Tuy nhiên, trong giai đoạn viêm cấp, CRP có thể được tổng hợp trên 1g/ngày. Nồng độ CRP tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Ở người khỏe mạnh, nồng độ CRP trung bình trong máu không vượt quá 1mg/L. Mức độ gia tăng của CRP phản ánh khối hoặc hoạt động của mô viêm do các bệnh tiềm ẩn như trong nhồi máu cơ tim cấp, các bệnh ác tính hay các bệnh như viêm khớp dạng thấp.

Xét nghiệm hs-CRP là xét nghiệm được sử dụng để định lượng protein phản ứng C trong máu với nồng độ thấp nhằm đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai. Lợi ích của việc đo lường nồng độ hs-CRP là:

  • Tính ổn định của chỉ số hs-CRP trong ngày;
  • Thời gian bán hủy tương đối dài (khoảng 19 tiếng);
  • Có thể đánh giá định lượng hs-CRP qua huyết tương tươi hoặc đông lạnh;
  • Độ nhạy cao;
  • Chi phí hợp lý.

Hiện nay, xét nghiệm hs-CRP thường được thực hiện kết hợp với các xét nghiệm khác như xét nghiệm cholesterol, HDL-c, LDL-c, triglycerides,... để tiên lượng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Xét nghiệm máu
Xét nghiệm hs-CRP giúp chẩn đoán bệnh lý tim mạch

1.2 Giá trị hs-CRP nói lên điều gì?

Những người có chỉ số hs-CRP cao sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn so với người có giá trị hs-CRP thấp hơn. Nguy cơ mắc bệnh phụ thuộc vào chỉ số hs-CRP cụ thể như sau:

  • Nguy cơ thấp: < 1.0 mg/L;
  • Nguy cơ trung bình: 1.0 - 3.0 mg/L;
  • Nguy cơ cao: > 3.0 mg/L.

Tuy nhiên, những giá trị này chỉ chiếm một phần trong toàn bộ kết luận đánh giá về bệnh lý tim mạch. Các chỉ số của cholesterol, triglycerides, LDL-c và glucose sẽ củng cố chẩn đoán. Ngoài ra, một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng cần được xem xét gồm: Hút thuốc lá, mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp,...

2. Nồng độ hsCRP ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp như thế nào?

2.1 Xét nghiệm hs-CRP ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp

Nhiều công trình nghiên cứu cho kết luận tình trạng viêm có ảnh hưởng tới sự xuất hiện và diễn tiến của mảng xơ vữa, có sự liên quan tới bệnh lý xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim cấp. Và protein phản ứng C (CRP) có giá trị chẩn đoán các bệnh lý tim mạch, trong đó có nhồi máu cơ tim cấp.

Nhồi máu cơ tim cấp - Căn bệnh đáng sợ, gây chết người nhanh hơn ung thư
Xét nghiệm hs-CRP chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp

2.2 Nồng độ hsCRP ở người bệnh nhồi máu cơ tim cấp

Kỹ thuật thu thập số liệu

Mỗi bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được khảo sát nồng độ hs-CRP 3 lần (2ml máu đông):

  • Lần 1: Ngay khi nhập viện;
  • Lần 2: Thực hiện vào giờ thứ 48 sau khi nhồi máu cơ tim cấp;
  • Lần 3: Thực hiện vào ngày thứ 7 sau nhồi máu cơ tim cấp

Ngoài ra, bệnh nhân còn được chỉ định thực hiện các xét nghiệm như: Troponin I, CK-MB, chụp X-quang tim phổi, điện tâm đồ, siêu âm tim,...

Xử lý số liệu và vật liệu nghiên cứu

Các giá trị của hs-CRP ở mỗi nhóm sẽ được tính ra thị số trung bình. Nồng độ hs-CRP được quy ước biểu thị bằng đơn vị mg/L.

Kết quả nồng độ hs-CRP ở người bệnh nhồi máu cơ tim cấp

  • Khảo sát nồng độ hs-CRP lần 1: 8,96 ± 8,31;
  • Khảo sát nồng độ hs-CRP lần 2: 33,12 ± 23,26;
  • Khảo sát nồng độ hs-CRP lần 3: 17,56 ± 14,27.

Nồng độ hs-CRP ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có khuynh hướng gia tăng dần và cao nhất ở giờ 48 sau khi phát bệnh.

Dựa trên xét nghiệm hs-CRP, có thể tiên lượng được nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở người khỏe mạnh. Tuy nhiên, ngoài phương pháp xét nghiệm này, còn cần thực hiện đồng loạt nhiều biện pháp khác để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất và có phương hướng điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả hơn.

Cấp cứu bệnh nhân Hàn Quốc bị nhồi máu cơ tim
Hình ảnh bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, đã được cứu sống tại Vinmec

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan