Những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch ở phụ nữ là gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng - Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Bạn có biết rằng số ca tử vong vì bệnh tim mạch ở phụ nữ hiện đang cao hơn số ca tử vong do ung thư? Điều đáng nói là rất nhiều chị em chưa nhận biết được sự nguy hiểm của những cơn đau tim và còn khá lờ mờ về các dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ.

1. Bệnh tim mạch ở phụ nữ

Bệnh tim mạch đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ, cao hơn cả ung thư vú. Đây là thuật ngữ chung để chỉ các bệnh lý ảnh hưởng đến tim và mạch máu. Đa phần nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch ở phụ nữ là do sự tích tụ của mảng bám trong lòng động mạch. Mảng bám có thể làm xơ cứng và thu hẹp động mạch, thường gọi là xơ vữa động mạch. Mệt mỏi bất thường là dấu hiệu bệnh tim thường gặp ở phụ nữ.

2. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch

Một số yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch ở phụ nữ là không thể thay đổi được. Tuy nhiên, những yếu tố còn lại có thể khắc phục bằng cách thay đổi lối sống hoặc điều trị các bệnh lý liên quan. Điều quan trọng là phải nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ để điều trị kịp thời. Cụ thể, những đối tượng sau đây thường có nguy cơ cao mắc bệnh, cần phải sàng lọc thường xuyên:

  • Người cao tuổi: Phụ nữ từ 55 tuổi đến 64 tuổi, khi đã trải qua thời kỳ mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Người có huyết áp cao: Huyết áp có thể hiểu là áp lực của tim mỗi khi thực hiện tống máu qua các mạch máu đến hệ cơ quan và mô. Huyết áp quá cao (một tình trạng gọi là tăng huyết áp) có thể làm hỏng thành mạch, tạo điều kiện cho các mảng bám hình thành. Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim mạch ở phụ nữ và là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất dẫn đến đột quỵ. Vì vậy, phụ nữ nên kiểm tra huyết áp thường xuyên để kịp thời điều trị ngay khi phát hiện bệnh.
  • Người có mức Triglyceride và Cholesterol bất thường: Triglyceride là dạng chất béo phổ biến nhất trong cơ thể, có vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động của hệ cơ quan. Cholesterol là thành phần xây dựng nên các tế bào và hormone. Để hiểu đơn giản, trong cơ thể tồn tại 2 loại cholesterol: tốt và xấu. Cholesterol tốt (HDL, hay Lipoprotein tỷ trọng cao) giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch ở nữ bằng cách thu thập cholesterol trong máu và đưa đến gan để phá hủy. Cholesterol xấu (chủ yếu là LDL, hay Lipoprotein tỷ trọng thấp) làm kích hoạt phản ứng miễn dịch cơ thể, gây ra viêm. Tình trạng viêm gây ra sự tích tụ mảng bám trong động mạch và cuối cùng là xơ vữa động mạch.
  • Bệnh nhân đái tháo đường: Lượng đường trong máu cao vượt quá kiểm soát có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả bệnh tim mạch. Các nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tiểu đường loại 2 bao gồm: Thừa cân, thiếu vận động, cholesterol bất thường và mức đường huyết cao hơn bình thường.
  • Người có lối sống không lành mạnh: Có thói quen hút thuốc, lười tập thể dục và thừa cân.
tim mahcj
Người có huyết áp cao có nguy cơ mắc bệnh tim mạch

3. Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch ở phụ nữ?

Những vấn đề sau đây ở phụ nữ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch:

  • Tăng huyết áp thai kỳ: Huyết áp cao trong thời kỳ mang thai làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cao huyết áp về sau này.
  • Tiền sản giật: Tình trạng này có thể xảy ra trong khi mang thai hoặc sau khi sinh con. Nếu không được chẩn đoán và điều trị, tiền sản giật có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ.
  • Bệnh tiểu đường thai kỳ: Bệnh tiểu đường xuất hiện lần đầu tiên trong thai kỳ của người phụ nữ làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường và các vấn đề về tim mạch sau khi mang thai.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh, ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận của cơ thể, không chỉ hệ thống sinh sản. Phụ nữ bị PCOS có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch cao hơn.
  • Một số bệnh tự miễn: Các bệnh như lupus hoặc viêm khớp dạng thấp, thường gặp ở phụ nữ, có liên quan đến khả năng mắc bệnh tim mạch. Sàng lọc các vấn đề về tim mạch được khuyến khích thực hiện đối với những người mắc các bệnh tự miễn này.
  • Phương pháp ngừa thai bằng nội tiết tố: Bao gồm thuốc tránh thai, miếng dán và vòng âm đạo có chứa cả estrogen và progestin. Phụ nữ sử dụng các phương pháp tránh thai loại này có tỷ lệ xảy ra đột quỵ cao hơn đôi chút so với những người còn lại. Tỷ lệ này sẽ cao hơn đáng kể đối với phụ nữ 35 tuổi trở lên, kèm theo một yếu tố nguy cơ bổ sung, như hút thuốc, huyết áp cao...
  • Liệu pháp hormone cho thời kỳ mãn kinh: Điều trị nội tiết tố kết hợp (estrogen và progestin) làm tăng nguy cơ xuất hiện dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ. Cả liệu pháp hormone kết hợp và liệu pháp hormone chỉ có estrogen đều liên quan đến nguy cơ xảy ra đột quỵ.

4. Tầm soát bệnh tim mạch ở phụ nữ

Tất cả phụ nữ cần được kiểm tra sàng lọc thường xuyên đối với các nguy cơ gây ra bệnh tim mạch, bao gồm: đường huyết, cholesterol, huyết áp và cân nặng. Thời điểm và tần suất thực hiện các xét nghiệm này phụ thuộc vào tuổi tác và các yếu tố nguy cơ.

Nếu bạn là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thay đổi lối sống là biện pháp thường được khuyến nghị đầu tiên. Nếu tình trạng không thể cải thiện, hoặc bạn có nguy cơ cao, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc để điều trị.

Sàng lọc các vấn đề về tim mạch với Gói khám cơ bản Tim mạch cùng Đội ngũ y - bác sỹ là các chuyên gia đầu ngành tại Vinmec
Sàng lọc các vấn đề về tim mạch với Gói khám cơ bản Tim mạch cùng Đội ngũ y - bác sỹ là các chuyên gia đầu ngành tại Vinmec

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Acog.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

878 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan