Mỡ máu cao, vì sao người gầy vẫn mắc?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ cao cấp, Bác sĩ chuyên khoa II Đoàn Dư Đạt - Bác sĩ Nội đa khoa - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Các yếu tố làm tăng cholesterol xấu gây mỡ máu cao bao gồm ít vận động, ăn nhiều chất béo, mỡ dầu, hút thuốc, uống rượu bia, tiền sử gia đình,... Bệnh mỡ máu cao không phân biệt cân nặng. Nếu lối sống và chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, vẫn có khả năng người gầy bị máu nhiễm mỡ.

1. Định nghĩa mỡ máu cao

Rối loạn mỡ máu (hay còn gọi là rối loạn lipid máu, mỡ máu cao) là tình trạng tăng, giảm bất thường các chỉ số mỡ máu. Sự thay đổi của các chỉ số mỡ máu được thể hiện cụ thể:

  • Tăng cholesterol toàn phần
  • Tăng triglyceride
  • Tăng LDL-Cholesterol (mỡ xấu)
  • Giảm HDL-Cholesterol (mỡ tốt)

Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu đặc trưng bởi cholesterol. Vì vậy bệnh mỡ máu cao đôi khi cũng được gọi bằng tên Rối loạn chuyển hóa lipid và liên quan trực tiếp đến chỉ số cholesterol. Trong cơ thể có sẵn hai loại cholesterol tốt (HDL) và xấu (LDL). Cholesterol tốt ngăn ngừa chất béo tích tụ ở thành động mạch, trong khi cholesterol xấu thì làm tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch. Nếu các cholesterol tốt giảm đi và cholesterol xấu tăng lên, cholesterol trong cơ thể sẽ bị rối loạn mất cân bằng. Bệnh mỡ máu cao được đánh giá qua chỉ số cholesterol toàn phần và tỷ lệ cholesterol HDL/ cholesterol LDL.

Khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa lipid máu, mỡ trong thực phẩm sẽ được hấp thu sau ăn từ 2 - 3 giờ, chuyển hóa vào máu và đạt đỉnh sau 4 - 6 giờ. Sau ăn khoảng 9 giờ, nồng độ mỡ máu trở về mức bình thường. Tốc độ tăng mỡ máu và thời gian chuyển hóa phụ thuộc vào loại mỡ, hoạt động của nhu động ruột, bài tiết mật, men lipase của ruột và tụy, thời gian lipid thoát khỏi dạ dày và lượng lipid máu ban đầu.

Mỡ máu cao có phải là nguyên nhân tăng huyết áp không?
Mỡ máu cao là một bệnh lý thường gặp và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho người bệnh

2. Tại sao người gầy vẫn bị mỡ máu?

Liên quan đến câu hỏi người gầy có bị máu nhiễm mỡ không, có quan niệm cho rằng chỉ người thừa cân béo phì mới bị mỡ máu cao. Vì thế khá nhiều người gầy bất ngờ rất khi thăm khám sức khỏe nhận kết quả cholesterol cao, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ. Hiện nay tình trạng cholesterol cao tại Việt Nam đang ở mức báo động, cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người mắc bệnh, một nửa trong số này là phụ nữ khoảng 50 - 69. Ngoài đa số trường hợp có cân nặng vượt trung bình, vẫn có cả những người bệnh thiếu cân so với chiều cao của họ.

Thực tế, tình trạng cholesterol cao thường xảy ra ở người có thói quen ăn nhiều thực phẩm giàu calo, thức ăn nhanh hoặc chế biến sẵn... Nếu lười vận động, năng lượng dư thừa từ thức ăn sẽ dần tích tụ thành các mô mỡ, dẫn đến tăng triglyceride máu.

Thừa cân và béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ thừa cholesterol, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng mỡ máu cao. Tuy nhiên nếu người gầy có chế độ dinh dưỡng không hợp lý thì vẫn có thể mắc phải căn bệnh này. Cụ thể, nếu thường xuyên ăn thực phẩm nhiều cholesterol xấu, lười vận động, hút thuốc, nghiện rượu bia... dù bạn gầy thì máu vẫn sẽ thừa cholesterol.

Ngoài ra, người gầy ốm vẫn có thể bị mỡ máu cao do một số nguy cơ khác, như các bệnh lý của gan, yếu tố di truyền, rối loạn chuyển hóa lipid máu, cao tuổi... Nói cách khác, người mắc rối loạn di truyền tăng cholesterol máu thì dù béo hay gầy thì cũng có mỡ trong máu tăng cao. Mỡ máu còn tăng theo lứa tuổi của chúng ta.

3. Điều trị mỡ máu cao ở người gầy

Điều trị mỡ máu cao, thông thường bao gồm:

  • Thay đổi lối sống kèm tăng cường vận động rèn luyện thể lực
  • Sử dụng thuốc hạ mỡ máu như nhóm Statin hoặc fibrat...

Theo chuyên gia dinh dưỡng, khoảng 51,4% phụ nữ và 63,1% đàn ông nước ta không tiêu thụ đủ rau hàng ngày. Đối với người thừa cân - béo phì, ăn nhiều chất xơ thực vật không chỉ giúp kiểm soát trọng lượng, mà còn loại bỏ cholesterol xấu dư thừa ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, người gầy bị máu nhiễm mỡ cũng phải tiêu thụ 400g rau củ quả mỗi ngày để bổ sung đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ, tránh tình trạng cholesterol cao.

Hạn chế dùng các loại thực phẩm nhiều cholesterol như thịt mỡ, nội tạng động vật, thức ăn nhanh... là khuyến cáo chung cho cả người thừa cân, béo phì hay thiếu cân. Tuy nhiên cũng không nên tránh tuyệt đối chất béo trong thực đơn hàng ngày vì các axit béo không bão hòa như omega-3 rất quan trọng đối với cơ thể. Nhìn chung, nên chọn những loại chất béo có lợi (có trong cá, dầu thực vật), tránh chất béo bão hòa (có trong thịt) và chế biến đúng cách sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Bên cạnh nguồn cholesterol ngoại sinh đến từ thực phẩm, gan chính là cơ quan sản xuất cholesterol nội sinh cho cơ thể. Do đó chế độ sinh hoạt không lành mạnh, nhất là tiêu thụ rượu bia, hút thuốc lá, ít vận động... sẽ khiến chức năng gan bị ảnh hưởng, làm tăng cholesterol và mỡ máu cao.

Cuối cùng, người gầy cũng cần chú ý vận động thể chất để tăng cường sức khỏe nói chung, thúc đẩy tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, nhờ đó sẽ mau chóng đạt cân nặng chuẩn, tránh được bệnh mỡ máu cao cũng như các vấn đề khác.

thực phẩm nhiều cholesterol như thịt mỡ, nội tạng động vật
Người gầy bị máu nhiễm mỡ nên tránh ăn nội tạng động vật

4. Lưu ý cho người bệnh

Hầu hết tình trạng thừa(tăng) cholesterol dẫn dến tình trạng mỡ máu cao thường không có biểu hiện rõ ràng. Vì vậy dù cân nặng nằm trong giới hạn bình thường nhưng vẫn không thể phản ánh đầy đủ sức khỏe của cơ thể. Các chuyên gia y tế khuyến nghị người từ 20 tuổi trở lên nên bắt đầu quan tâm đến chỉ số cholesterol trong máu. Nên khám sức khỏe định kỳ và làm xét nghiệm để nhận biết sớm tình trạng này, tránh bệnh nặng làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não (đột quỵ), bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao...Một điều chú ý khi đi kiểm tra sức khỏe kèm xét nghiệm tình trạng mỡ máu của bản thân, chúng ta cần chú ý làm đủ các xét nghiệm sau: Cholesterol toàn phần, Triglyceride, HDL - Cholesterol, LDL- Cholesterol. Có như vậy bác sỹ mỡ đưa ra kết luận và tư vấn chính xác cho ta được.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • lipidan
    Công dụng thuốc Lipidan

    Thuốc Lipidan thường được chỉ định sử dụng để điều trị dự phòng bệnh xơ vữa động mạch, béo phì hoặc nồng độ cholesterol cao trong máu. Trong suốt thời gian sử dụng Lipidan, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất cần thiết cho bệnh nhân ung thư
    Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout

    Cùng với các bệnh rối loạn chuyển hóa khác như tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì, bệnh Gout ngày càng gia tăng ở các nước phát triển cũng như ở Việt Nam. Nếu chúng ta biết áp ...

    Đọc thêm
  • Cholesterol ở trẻ em: Những điều cần biết
    Kiểm tra cholesterol ở trẻ em

    Tình trạng cholesterol cao trong máu không chỉ xảy ra ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe, bao gồm ...

    Đọc thêm
  • Auliplus
    Công dụng thuốc Auliplus

    Auliplus là một loại thuốc nhóm tim mạch dùng để điều trị rối loạn lipid máu. Tuân thủ chỉ định dùng Auliplus sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc và tránh được những tác dụng phụ ...

    Đọc thêm
  • leninarto 10
    Công dụng của thuốc Leninarto 10

    Leninarto 10 thuộc nhóm thuốc tim mạch, với thành phần chính là Atorvastatin hàm lượng 10mg, bào chế dưới dạng viên nén bao phim do công ty cổ phần dược phẩm Savipharm - Việt Nam sản xuất. Để đảm bảo ...

    Đọc thêm