Làm thế nào biết chính xác có bị huyết áp cao không?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi ThS, BSCK II Phạm Tuyết Trinh, Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City

Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch. Huyết áp được biểu thị bằng phần số huyết áp tâm thu trên huyết áp tâm trương. Huyết áp cao hay tăng huyết áp có thể hiểu đơn giản là khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Người bệnh huyết áp cao khi có chỉ số cao hơn 140/90mmHg.

Hiện nay, huyết áp cao được cho là nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh nguy hiểm như suy thận, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim,... gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh.

Đối với người bình thường, huyết áp vào ban ngày thường cao hơn ban đêm. Huyết áp có xu hướng hạ huyết áp xuống thấp nhất vào khoảng từ 1 - 3 giờ sáng, thời gian con người ngủ say nhất và huyết áp cao nhất vào khoảng 8 – 10 giờ sáng.

Đa phần người mắc bệnh huyết áp cao đều không có nguyên nhân rõ ràng, loại này thường do di truyền và phổ biến ở nam giới. Đây còn được gọi là cao huyết áp tự phát với số lượng chiếm 90-95%. Các trường hợp huyết áp cao tìm được nguyên nhân được gọi là cao huyết áp thứ phát thường chiếm 5-10 % bệnh nhân huyết áp cao.

Theo phân độ huyết áp cao, huyết áp tối ưu ở người trưởng thành được xác định là có huyết áp tâm thu nhỏ hơn 120 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 80 mmHg. Nói cách khác, chỉ số huyết áp nhỏ hơn 120/80 mmHg là huyết áp tối ưu. Tuy nhiên, theo WHO trạng thái có lợi nhất cho tim mạch đó là mức huyết áp tâm thu thấp hơn 105 mmHg và mức huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg.

  • Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, huyết áp cao được phân loại cụ thể như sau:
  • Tiền tăng huyết áp: 120/80 mmHg hoặc cao hơn (dùng icon lớn hơn hoặc bằng)
  • Tăng huyết áp độ 1: 140/90 – 159/99 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 2: 160/100 mmHg hoặc cao hơn (dùng icon lớn hơn hoặc bằng)
  • Cao huyết áp cấp cứu (một tình trạng đe dọa đến tính mạng): 180/110mmHg hoặc cao hơn nữa.(dùng icon lớn hơn hoặc bằng) - Dùng thêm Icon đèn nhấp nháy cấp cứu

Để biết được có bị huyết áp cao hay không thì người bệnh có thể dựa vào những triệu chứng của bệnh (nếu như không có máy đo huyết áp). Tuy nhiên, bệnh huyết áp cao thường không có triệu chứng gì đặc biệt trong một thời gian dài. Đôi khi người bệnh có thể thấy đau đầu, đau ngực, khó thở khi có cơn tăng huyết áp. Hoặc những triệu chứng của tổn thương cơ quan đích: Nhìn mờ, đau ngực dữ dội, tiểu máu, liệt nửa người (đột quỵ não)...nhưng khi có những triệu chứng này thường đã là biến chứng và tiên lượng điều trị không tốt.

Để chẩn đoán chính xác tăng huyết áp, bác sĩ sẽ cho người bệnh đo huyết áp theo quy trình chuẩn tại phòng khám. Hoặc có thể đeo Holter huyết áp (theo dõi huyết áp 24h), tự đo huyết áp tại nhà.

  • Nếu tại phòng khám: Tăng huyết áp khi huyết áp ≥ 140/90 mmHg
  • Đo huyết áp bằng Holter: Tăng huyết áp khi huyết áp trung bình ban ngày ≥ 135/85 mmHg, huyết áp trung bình ban đêm ≥ 120/70mmHg
  • Tự đo huyết áp tại nhà nhiều lần: Tăng huyết áp khi huyết áp ≥ 135/85 mmHg

Huyết áp cao nếu không điều trị sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, mỗi người cần tự học cách đo huyết áp tại nhà để có thể kịp thời phát hiện và điều trị bệnh nếu không may mắc phải.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan