Huyết áp thấp sẽ nguy hiểm hơn nếu đi kèm các triệu chứng sau

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Quốc Tuấn - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Huyết áp thấp là căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay, mặc dù không có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu tình trạng huyết áp thấp đi kèm với các triệu chứng như chóng mặt, ngất xỉu thì người bệnh phải đặc biệt lưu ý và nên đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.

1. Bệnh huyết áp thấp là gì?

Huyết áp là danh từ chỉ áp lực dòng máu khi lưu thông qua các động mạch, khi tiến hành đo huyết áp, sẽ có 2 chỉ số hiện lên là huyết áp tâm thu khi tim đập và huyết áp tâm trương là áp lực máu khi tim đã được bơm đầy máu và nghĩ giữa 2 nhịp đập.

Người bệnh sẽ bị huyết áp thấp khi đo được chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương là từ 90/60 trở xuống. Người bình thường sẽ có chỉ số huyết áp khoảng 120/80.

2. Dấu hiệu khi bị huyết áp thấp

Khi người bệnh bị huyết áp thấp sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng cụ thể sau:

  • Hoa mắt, chóng mặt: Là dấu hiệu điển hình nhất khi huyết áp bị giảm xuống thấp. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác hoa mắt, chóng mặt và đứng không vững, đầu óc quay cuồng như mọi thứ xung quanh mình đang bị chuyển động.
  • Bị thiếu tập trung, hay quên, đau đầu: Những người bị huyết áp thấp sẽ có lưu lượng máu lưu thông lên não kém và khiến cho não bộ không đủ máu và oxy để duy trì hoạt động, làm giảm khả năng tư duy, khả năng tập trung và lâu dài sẽ làm suy giảm trí nhớ của người bệnh. Người bị huyết áp thấp nếu trong trạng thái làm việc căng thẳng thì có thể gây ra tình trạng đau nhức đầu, đôi khi là mất ngủ.
  • Da xanh xao, chân tay lạnh: Khi bị huyết áp thấp thì khả năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và bộ phận trong cơ thể sẽ bị giảm và làm cho da bàn chân, bàn tay bị lạnh....Dấu hiệu dễ nhận biết đối với người bị giảm huyết áp là da trở nên xanh tái, chân tay lạnh.
  • Mệt mỏi, khát nước: Người bị huyết áp thấp sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, rã rời và không đủ sức làm việc, khát nước là do khi thể tích máu bị xuống thấp sẽ làm cho não bộ phát tín hiệu khát nước để người bệnh kịp thời bổ sung nước giúp tăng thể tích máu và giảm tình trạng huyết áp thấp.
  • Ngất xỉu: Những người bị huyết áp thấp còn có khả năng bị ngất xỉu, rơi vào trạng thái mất ý thức, giảm trương lực cơ, hôn mê... biểu hiện này rất nguy hiểm, mang đến nguy cơ chấn thương do té ngã rất cao.
Ngất xỉu
Người bị huyết áp thấp thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt và ngất xỉu

3. Bệnh huyết áp thấp khi nào thì trở nên nguy hiểm?

Bệnh huyết áp thấp sẽ không có gì đáng lo ngại nếu như người bệnh không mắc thêm bệnh lý nội khoa và không kèm theo bất kỳ triệu chứng tiêu cực nào. Tuy nhiên, người bệnh cần phải lưu ý và đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe nếu bị huyết áp thấp kèm theo các dấu hiệu và trường hợp sau:

  • Huyết áp thấp ở người cao tuổi
  • Người cao tuổi
  • Chóng mặt, ngất xỉu, xây xẩm mặt mày.
  • Phụ nữ có thai
  • Đang uống thuốc chữa bệnh
  • Người bị huyết áp thấp mạn tính

4. Bảo vệ sức khỏe khi bị huyết áp thấp như thế nào?

Để nâng cao chỉ số huyết áp và giảm các triệu chứng thì người bệnh bị huyết áp thấp cần phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể:

  • Sử dụng thuốc điều trị: Khi đã xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp thấp ở người bệnh là do nội tiết hoặc các vấn đề về tim mạch, môi trường sống... thì bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị triệt để, còn với trường hợp bị huyết áp thấp vô căn thì thuốc chỉ có tác dụng giúp làm giảm các triệu chứng cho người bệnh.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Người bệnh huyết áp thấp có thể sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng và ăn mặn hơn bình thường một chút để giúp cải thiện chỉ số huyết áp của mình. Ngoài ra, trà gừng hoặc cafe cũng có thể giúp nâng huyết áp tạm thời, tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng phù hợp.

Chế độ tập luyện đều đặn, vừa sức mỗi ngày để cải thiện chỉ số huyết áp.

Chế độ DASH
Người bị huyết áp thấp cần được xây dựng độ dinh dưỡng khoa học

5. Đề phòng huyết áp thấp như thế nào?

Khi bị huyết áp thấp, người bệnh cần có thể phòng ngừa tụt huyết áp thường xuyên bằng cách ngủ đủ giấc, không nên thức quá khuya và giữ ấm khi ngủ, không nên đi ra ngoài khi trời nắng.

Người bệnh nếu muốn thay đổi tư thế khi đang ở một tư thế quá lâu thì cần nhẹ nhàng, từng bước một, người bệnh không nên trèo cao, để gối thấp khi ngủ và duy trì vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. Với những người bệnh 50 tuổi trở lên thì cần phải theo dõi huyết áp thường xuyên.

Khi bị huyết áp thấp thì nên tăng cường lượng muối trong bữa ăn hàng ngày ở mức độ vừa phải, cần uống nhiều nước để ngăn ngừa sự mất nước và tăng lượng máu. Hạn sử dụng đồ uống có chứa chất cồn.

Tóm lại, bệnh huyết áp thấp mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, do đó, tìm hiểu về những biện pháp dự phòng và điều trị dứt điểm căn bệnh này là rất cần thiết. Ngay khi bị đau đầu, chóng mặt, choáng váng... hãy chủ động đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có biện pháp điều trị hiệu quả. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có các gói khám Sàng lọc tim mạch, trong đó có thực hiện kiểm tra, đánh giá huyết áp của người bệnh bằng những phương pháp tiên tiến, hiện đại nhất.

Bác sĩ Trần Quốc Tuấn đã có 12 năm kinh nghiệm tại các Bệnh Viện Đa Khoa Vĩnh Long, Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định, Bệnh Viện Nguyễn Trãi. Hiện nay đang là Bác sĩ Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

33.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan