Vì sao xảy ra tình trạng suy gan cấp?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Nguyễn Hồng Trâm - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị các bệnh lý về đường tiêu hoá, đặc biệt là các bệnh lý tiêu hóa - gan mật, nội soi tiêu hoá và các bệnh lý nội tổng quát.

Suy gan cấp là tình trạng tổn thương tế bào gan một cách ồ ạt do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh cảnh lâm sàng cấp tính với các biểu hiện: vàng da, rối loạn đông máu, bệnh lý não gan, suy đa tạng....ở một người trước đó có chức năng gan bình thường. Tỷ lệ tử vong cao 50-90% nếu không được điều trị hợp lý hoặc không được ghép gan. Vậy nguyên nhân dẫn tới bệnh suy gan cấp là gì?

1. Nguyên nhân gây bệnh suy gan cấp

Do virus, vi khuẩn:

  • Nguyên nhân do các virus viêm gan A, B, C, E, phổ biến nhất ở Việt Nam là do virus viêm gan B.
  • Ngoài ra còn do một số virus khác như: Cytomegalovirus, Herpes, Epstein Barr, thủy đậu.
  • Những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn cũng có tỷ lệ tổn thương gan và suy gan cấp rơi vào khoảng 20 - 25%.
  • Các ký sinh trùng như sốt rét, giun, sán lá gan cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh suy gan cấp có thể là do virus vi khuẩn gây ra
Bệnh suy gan cấp có thể là do virus - vi khuẩn gây ra

Do ngộ độc thuốc:

  • Thường gặp nhất là ngộ độc Paracetamol , ở các bệnh nhân nghiện rượu với liều điều trị thông thường cũng có thể gây ngộ độc hoặc thuốc được sử dụng chung với các thuốc chuyển hoá enzyme Cytochrome 450, ví dụ như thuốc chống co giật.
  • Các thuốc khác cũng có thể gây suy gan cấp như: Sulphonamides, Phenytoin, Rifampicin, thuốc chống viêm không Steroid, Isoniazide, Tetracycline, Allopurinol, Ketoconazole, IMAO...
  • Ngộ độc các thuốc đông y không rõ nguồn gốc, đặc biệt là các chất bảo quản thuốc.

Do các loại nấm mốc:

Đặc trưng nhất là suy gan do nấm Amianita phalloides.

Nguyên nhân khác:

Các bệnh sau cũng có thể dẫn tới suy gan:

  • Hội chứng Reye.
  • Tắc mạch lớn ở gan.
  • Hội chứng gan nhiễm mỡ cấp ở phụ nữ có thai.
Tắc mạch lớn cũng có thể dẫn tới tình trạng suy gan cấp
Tắc mạch lớn cũng có thể dẫn tới tình trạng suy gan cấp

2. Suy gan cấp có nguy hiểm không?

Gan là cơ quan hoạt động vất vả nhất trong cơ thể. Gan có chức năng lọc chất độc, dự trữ năng lượng, tiêu hoá thức ăn... do đó khi gan bị bệnh, cơ thể sẽ bị nhiễm độc và có thể gây các biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến chứng hô hấp: Chủ yếu do nhiễm trùng hay ARDS
  • Biến chứng tim mạch: tụt áp, sốc.
  • Nhiễm trùng: viêm phúc mạc tự phát do vi khuẩn, nhiễm khuẩn huyết (đây là nguyên nhân dẫn tới tử vong của 11% trường hợp suy gan cấp).
  • Biến chứng thần kinh: bệnh não gan.
  • Biến chứng chuyển hoá: giảm Glucose huyết, giảm Kali huyết, toan chuyển hoá, hạ Natri huyết.
  • Rối loạn đông máu: gây xuất huyết nội tạng.
  • Biến chứng suy thận:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

494 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Lazilac
    Công dụng thuốc Lazilac

    Lazilac có thành phần chính là Lactulose, được chỉ định trong điều táo bón và bệnh não do gan. Vậy công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Lazilac là gì, cùng tìm hiểu qua bài ...

    Đọc thêm
  • Generlac
    Thuốc Generlac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

    Táo bón quá lâu khiến cơ thể ứ đọng nhiều chất thải, đặc biệt ở bệnh nhân xơ gan, tình trạng này có thể dẫn đến biến chứng não gan rất nguy hiểm. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định ...

    Đọc thêm
  • hepaur
    Công dụng thuốc Hepaur

    Thuốc Hepaur được dùng hỗ trợ trong điều trị bệnh lý viêm gan, bệnh não gan. Thuốc giúp tăng quá trình giải độc và tái tạo các tế bào bị tổn thương. Để hiệu rõ hơn về thuốc Hepaur hãy ...

    Đọc thêm
  • laknitil
    Công dụng thuốc Laknitil

    Thuốc Laknitil thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá được bào chế ở dạng tiêm tĩnh mạch. Thành phần chính của thuốc là L-Ornithin L-Aspartat được chỉ định trong điều trị bệnh gan cấp và mãn tính kèm theo hôn mê ...

    Đọc thêm
  • Hepaprofastopa
    Công dụng thuốc Hepaprofastopa

    Thuốc Hepaprofastopa là thuốc kê đơn, dùng đường truyền tĩnh mạch điều trị các bệnh gan cấp và mãn tính. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Hepaprofastopa, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên ...

    Đọc thêm