Tìm hiểu kỹ thuật cắt đại trực tràng điều trị triệt căn ung thư

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Dương Xuân Lộc - Bác sĩ Ngoại tiêu hóa - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Ung thư đại trực tràng nếu được phát hiện sớm sẽ có tiên lượng khá tốt với phương pháp phẫu thuật triệt căn. Mọi sự trì hoãn phẫu thuật sẽ dẫn đến tình trạng nặng nề hơn và đôi khi đã muộn màng.

1. Đại trực tràng ở đâu và có chức năng gì?

Đại trực tràng là phần ruột lớn thuộc đoạn cuối cùng của ống tiêu hóa nối tiếp với ruột non. Đại tràng bao gồm năm đoạn: Đại tràng lên bên phải từ ruột non đến góc gan, sau đó là đại tràng ngang kéo dài đến góc lách và đại tràng xuống nằm bên trái đổ xuống đại tràng sigma, tiếp nối với phần cuối gọi là trực tràng.

Trong quá trình di chuyển trong lòng đại tràng, các sản phẩm còn lại của sự tiêu hóa thức ăn được hấp thụ lại nước – điện giải, cô đặc và chứa đựng trước khi tống xuất ra ngoài qua lỗ hậu môn.

2. Ung thư đại trực tràng là gì?

Ung thư đại tràng (hay còn gọi là ung thư đại trực tràng, ung thư ruột kết) là căn bệnh khởi nguồn từ ruột kết, trực tràng hoặc manh tràng, gây ra bởi sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm lấn hoặc lan rộng tới bộ phận khác của cơ thể. Biểu hiện thường là những cơn đau bụng quặn từng cơn, táo bón, bí đại tiện, trung tiện hay đôi khi có tiêu lỏng, phân đen.

Ung thư đại trực tràng có khả năng di căn xa rất mạnh. Các cơ quan thường bị di căn đến là gan, phổi, xương, não; trong đó, đặc biệt là gan. Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, tức ung thư đã di căn, tiên lượng sống thường rất hạn chế.

3. Phương pháp phẫu thuật triệt căn ung thư đại trực tràng là gì?

Đối với ung thư đại - trực tràng, nếu được phát hiện tại giai đoạn sớm, phẫu thuật với mục tiêu cắt bỏ đoạn ruột lấy trọn khối u sẽ giúp cải thiện tiên lượng bệnh rất tốt. Phẫu thuật cắt đại - trực tràng sẽ được tiến hành dưới gây mê toàn thân, bệnh nhân nằm ngửa và thở máy qua nội khí quản.

Hai phương pháp cắt đoạn đại - trực tràng đang được áp dụng hiện nay là qua mổ mởmổ nội soi. Tùy vào lựa chọn của bệnh nhân cụ thể, cấu trúc giải phẫu của đoạn ruột cần can thiệp, mức độ phức tạp của bệnh lý mà phẫu thuật viên sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp thích hợp.

Gây mê nội khí quản
Bệnh nhân được gây mê trước khi phẫu thuật cắt đại trực tràng

3.1 Mổ mở

3.1.1 Cách thức

Đoạn đại - trực tràng cần cắt sẽ được phẫu thuật viên tiếp cận qua một đường dài dọc theo ngay đường trắng nằm giữa bụng.

3.1.2 Ưu điểm

Phẫu trường rộng, kỹ thuật viên thao tác thuận lợi, tiếp cận khối u và đoạn ruột dễ dàng.

3.1.3 Khuyết điểm

Sẹo mổ dài, nguy cơ nhiễm trùng, lành sẹo xấu.

3.2 Mổ nội soi

3.2.1 Cách thức

Đoạn ruột sẽ được can thiệp từ xa quan sát trên màn hình thông qua các dụng cụ nhỏ, tinh vi được đưa vào ổ bụng bởi các đường mổ rất nhỏ trên thành bụng.

3.2.2 Ưu điểm

Hồi phục chức năng đại tràng nhanh, ít đau sau mổ, thời gian nằm viện ngắn, nhanh chóng sinh hoạt lại bình thường, sẹo mổ nhỏ, tính thẩm mỹ cao.

3.2.3 Khuyết điểm

Phẫu trường hẹp, đòi hỏi phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm, máy móc thiết bị hỗ trợ tốt.

Tuy nhiên, dù với cách thức nào, nguyên tắc chung cũng đều là sẽ lấy đi phần ruột bị bệnh và khâu hai đầu ruột lành lại với nhau. Nếu không thể khâu nối do vị trí, mức độ lan rộng của tổn thương, phẫu thuật viên sẽ làm hậu môn nhân tạo. Điều này chỉ tạm thời để đại tràng có thời gian lành, sau đó thì sẽ phẫu thuật lại để đóng hậu môn tạm. Trong trường hợp khác, đoạn ruột phải cắt bỏ kéo dài đến tận hậu môn thì sẽ cần tái tạo hậu môn vĩnh viễn trên thành bụng.

4. Những gì cần lưu ý về phương pháp phẫu thuật ung thư đại - trực tràng?

4.1. Chuẩn bị trước mổ

Vì đây là cuộc mổ lớn, bệnh nhân cần khám tổng quát chức năng các hệ cơ quan cũng như khám tiền mê vài ngày trước mổ nhằm khả năng chịu đựng được cuộc mổ.

Do mọi sự can thiệp trên đại tràng đều có nguy cơ lây nhiễm cao, ngoài việc vệ sinh phẫu trường bằng cách tắm rửa bằng dung dịch sát trùng Betadine vào đêm hôm trước và sáng cùng ngày mổ, người bệnh cũng được hướng dẫn chuẩn bị đại tràng trước đó để giải thiểu nguy cơ.

Cụ thể là trong vài ngày trước mổ, bệnh nhân cần ăn thức ăn lỏng, mềm để dễ tiêu hóa nhanh. Đến 24 giờ trước mổ, bệnh nhân chỉ được uống nước, như nước đường, nước trái cây, nước thịt luộc và sẽ nhịn ăn hoàn toàn từ nửa đêm trước ngày mổ. Đồng thời, bệnh nhân sẽ được uống thuốc sổ và truyền dịch thay thế để tránh rối loạn nước – điện giải khi tiêu chảy liên tục sau đó.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có chỉ định dùng kháng sinh đường uống một vài ngày trước mổ. Tất cả những điều này nhằm mục tiêu làm sạch đại tràng tối đa để giảm nguy cơ nhiễm trùng từ trong lòng ruột vào ổ bụng trong quá trình phẫu thuật.

4.2. Hồi phục sau mổ

Sau phẫu thuật cắt đại - trực tràng kết thúc, bệnh nhân sẽ được ngưng thuốc an thần và chuyển qua đơn vị chăm sóc hậu phẫu theo dõi sát cho đến khi tỉnh lại trước khi chuyển về khoa.

Để giúp chức năng ruột mau hồi phục, tạo nhu động ruột và làm máu lưu thông dễ dàng, tất cả các bệnh nhân cần được khuyến khích đứng dậy và vận động càng sớm càng tốt ngay trong ngày đầu tiên sau mổ. Chỉ khi được như vậy, bệnh nhân mới được giảm dần nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch và bắt đầu ăn nhẹ rồi trở về ăn uống được bình thường khi có dấu hiện trung tiện.

Nếu chức năng ruột hồi phục tốt, vết mổ thuận lợi, thường sau từ một đến hai tuần, bệnh nhân có thể xuất viện. Nếu mổ nội soi thì thời gian này sẽ rút ngắn hơn.

Đi lại
Bệnh nhân được khuyến khích đứng dậy và vận động sau khi cắt đại trực tràng

4.3. Các nguy cơ của phẫu thuật cắt đại - trực tràng

Cũng như bất kỳ cuộc phẫu thuật nào khác, phẫu thuật ung thư đại - trực tràng cũng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng như viêm phổi, thở máy kéo dài, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng vết mổ, nhồi máu cơ tim, viêm tắc tĩnh mạch...

Tuy nhiên, đối với phẫu thuật ung thư đại - trực tràng, nguy cơ nhiễm trùng nói riêng sẽ còn cao hơn do can thiệp vào lòng đại tràng vốn là nơi chứa chất thải và nhiều vi trùng. Mặt khác, phẫu trường trong ổ bụng cũng có thể làm tổn thương các cấu trúc, cơ quan lân cận gây chảy máu, viêm phúc mạc, chèn ép thần kinh...

Do phẫu thuật cắt đoạn ruột và nối lại nên có nguy cơ xì dò miệng nối, khiến ống tiêu hóa mất tính toàn vẹn, dịch trong lòng ruột rỉ ra ngoài, hình thành khối apxe trong ổ bụng. Đôi khi miệng nối quá nhỏ, khi lành tại tạo mô sẹo làm hẹp lòng ruột, gây tắc ruột. Những trường hợp này cần can thiệp phẫu thuật lại.

5. Những tiến bộ trong phẫu thuật ung thư đại - trực tràng tại Vinmec

Phẫu thuật cắt đại tràng, cắt trực tràng trong điều trị triệt căn ung thư đã được tiến hành rộng rãi nhiều năm nay tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Tỷ lệ thành công của các ca phẫu thuật này luôn đạt trên 90%. Trong đó, các biến chứng thường gặp của loại phẫu thuật này xảy ra với tỷ lệ rất thấp, như biến chứng chảy máu phải mổ lại chỉ 1%, tỷ lệ bục miệng nối dưới 5%.

Để được như vậy, các bệnh nhân được ưu tiên ứng dụng phương pháp phẫu thuật qua nội soi thay vì đường mổ hở. Từ đó, người bệnh được hưởng lợi rất lớn từ phương pháp này với dàn máy phẫu thuật nội soi của Vinmec là hiện đại bậc nhất khu vực, tương đương với các nước phát triển trên thế giới, trong đó, nổi bật là dàn máy nội soi Karl Storz Full HD cùng dụng cụ khâu nối tự động Stapler Covidien giúp thao tác của phẫu thuật viên thuận lợi hơn, rút ngắn thời gian cuộc mổ. Không chỉ vậy, các dụng cụ, vật tư y tế sử dụng trong phẫu thuật là những sản phẩm được tuyển chọn rất gắt gao, phải chất lượng đảm bảo tốt nhất trên thị trường.

Chính vì thế, mặc dù các bệnh viện trong địa bàn cũng đang từng bước thực hiện được kỹ thuật này nhưng chất lượng dịch vụ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec vẫn hoàn hảo hơn, xứng tầm quốc tế nhưng giá thành vô cùng cạnh tranh.

Thành công của các ca phẫu thuật nói chung tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, phẫu thuật cắt đại tràng, cắt trực tràng nói riêng là còn nhờ vào các bác sĩ, phẫu thuật viên Ngoại Tiêu hóa đào tạo đúng chuẩn, nhiều năm kinh nghiệm có thể thực hiện độc lập trên hàng ngàn ca mổ.

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thắng - Bác sĩ Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Với kinh nghiệm 17 năm trong lĩnh vực phẫu thuật tiêu hóa gan mật, đồng thời có trên 09 năm kinh nghiệm nội soi can thiệp, đặc biệt là kỹ thuật lấy sỏi đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) với số lượng trên 800 ca.
  • Thạc sĩ, Thạc sĩ Dương Xuân Lộc - Bác sĩ Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Với kinh nghiệm hơn 12 năm làm Bác sĩ Ngoại tiêu hóa, đạt nhiều bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như các Hội nghị khoa học công nghệ, Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam... Ngoài ra, ông cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về phẫu thuật ổ bụng, chủ yếu tập trung trên kỹ thuật nội soi.

Bên cạnh đó, tập thể điều dưỡng, hộ lý của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec tận tình quan tâm, hỗ trợ giúp giảm đau đớn cho người bệnh, nâng đỡ vận động sớm để chức năng ruột mau hồi phục, trở lại với chế độ dinh dưỡng và cuộc sống thường ngày.

Ung thư đại - trực tràng ngày nay không còn là nỗi ám ảnh nặng nề nếu như phát hiện kịp thời và được phẫu thuật triệt căn. Tuy nhiên, để có ca phẫu thuật hiệu quả, người bệnh cần có những hiểu biết nhất định về phẫu thuật này và lựa chọn bệnh viện uy tín.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

8.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan