Ăn ớt có hại dạ dày không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Lê Nguyễn Hồng Trâm - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Ăn cay hại dạ dày có thể xảy ra nếu bạn sử dụng quá nhiều ớt trong bữa ăn. Nhưng nếu biết cách điều chỉnh lại lượng ớt vừa đủ thì loại thực phẩm này vẫn mang lại những lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.

1. Công dụng của trái ớt

Ớt là loại cây phổ biến và thường được sử dụng như một gia vị giúp cho những món ăn thêm phần đậm đà. Vị cay trong quả ớt mà chúng ta cảm nhận được chính là chất capsaicin (hợp chất gây đỏ, nóng). Chất capsaicin trong ớt có công dụng rất đặc biệt là tấn công trung tâm năng lượng của các tế bào gây ung thư, từ đó tiêu diệt tế bào ác tính. Đồng thời, chất này còn hỗ trợ cơ thể giảm huyết áp và giảm béo. Bên cạnh đó, vị cay trong ớt còn khiến não bộ tiết ra chất hóa học làm giảm bớt đau đớn.

Một số chất hữu ích khác trong ớt cũng giúp lưu thông máu tốt, hạn chế được triệu chứng đóng vón tiểu cầu - nguyên nhân khiến nhồi máu cơ tim xảy ra. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, chất nóng trong quả ớt có thể được sử dụng để làm thuốc điều trị các bệnh lý về viêm khớp.

2. Ăn ớt có hại dạ dày không?

Không thể phủ nhận những lợi ích thiết thực mà ớt mang đến cho sức khỏe. Tuy nhiên nhiều người vẫn cho rằng ớt có thể gây hại và đặt ra câu hỏi liệu ăn ớt có bị đau dạ dày không? Hay người bị đau dạ dày có nên ăn ớt chuông?

Tuy capsaicin trong ớt là một chất gây đỏ và nóng khi tiếp xúc, nhưng nếu ăn với ớt với số lượng vừa phải thì dạ dày của chúng ta vẫn có thể tự bảo vệ. Vì thế, sử dụng ớt trong những bữa ăn hằng ngày với số lượng hợp lý vẫn được xem an toàn với dạ dày của mọi người. Vậy ăn ớt nhiều có hại không?

Tương tự như các loại thực phẩm khác, nếu chúng ta ăn quá thì các chất trong ớt có thể tạo tác dụng ngược và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Dấu hiệu dễ nhận biết khi dạ dày gặp phản ứng xấu từ ớt là: Dạ dày bị viêm, xuất hiện cảm giác buồn nôn, nôn ói, ợ chua, dạ dày bị nóng rát hoặc dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản, bỏng rát sau xương ức. Trong một vài trường hợp, ăn ớt quá nhiều còn gây ra các vấn đề về tiêu hóa, đường ruột bởi chất capsaicin trong ớt có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa, dẫn đến nguy cơ tiêu chảy.

Nhìn chung những người có bệnh viêm loét dạ dày hay các bệnh liên quan đến dạ dày khác cũng nên thận trọng khi dùng ớt. Thực tế cho thấy ớt có thể là nguyên nhân làm khởi phát cơn đau ở dạ dày và khiến vùng viêm loét rộng hơn.

Như vậy, nếu sử dụng ớt hợp lý khi ăn sẽ mang lại nhiều lợi ích. Người dùng chỉ nên hạn chế việc ăn quá nhiều ớt để tránh những ảnh hưởng không tốt đến dạ dày nói riêng và sức khỏe nói chung.

Ăn cay hại dạ dày
Ăn cay hại dạ dày có thể xảy ra nếu bạn sử dụng quá nhiều ớt trong bữa ăn

3. Những lưu ý khi ăn ớt để bảo vệ sức khỏe

Xung quanh vấn đề ăn ớt nói riêng hay ăn cay có bị đau dạ dày không, các chuyên gia có đưa ra một số lời khuyên như sau:

  • Không nên ăn nhiều ớt: Dùng quá nhiều ớt không chỉ khiến dạ dày bị ảnh hưởng mà còn làm cho hương vị của món ăn bị lấn át và không còn ngon miệng.
  • Không ăn ớt khi bụng đói: Nên ăn các thực phẩm nhẹ như bánh, tinh bột,... trước khi ăn ớt để không gây hại cho dạ dày.
  • Làm chín ớt trước khi ăn: Cách này sẽ giúp giảm các kích thích tại niêm mạc miệng cũng như hạn chế tình trạng khó tiêu, đầy bụng, đau dạ dày.
  • Dùng xen kẽ món cay với các món khác: Việc kết hợp các món ăn khác sẽ giúp giảm tác hại của vị cay.
  • Ăn món cay khi nguội: Việc ăn những món cay khi để nguội sẽ giúp bạn tránh được những tổn hại đến dạ dày, thực quản, vòm họng, phỏng lưỡi và gây tê liệt vị giác tạm thời.
  • Giải nhiệt sau khi ăn cay: Bạn có thể uống sữa tươi, sữa chua, trà giải nhiệt, trà thảo mộc... để giảm tình trạng cay, nóng sau khi ăn. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng các loại trái cây có vị chua để làm giảm vị cay ở đầu lưỡi.

Ăn cay hại dạ dày có thể xảy ra nếu bạn sử dụng quá nhiều ớt trong bữa ăn. Nhưng nếu biết cách điều chỉnh lại lượng ớt vừa đủ thì loại thực phẩm này vẫn sẽ mang lại những lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan