Mối liên quan giữa viêm tụy cấp và tràn dịch màng phổi

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Võ Thị Thùy Trang - Bác sĩ Nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Viêm tụy cấp là tình trạng viêm cấp tính của tuyến tụy, bệnh có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, một trong các biến chứng cần quan tâm đó là tràn dịch màng phổi.

1. Viêm tụy cấp

1.1. Viêm tụy cấp là gì?

Viêm tụy cấp là tình trạng tổn thương viêm lan tỏa nhu mô tuyến tụy cấp tính. Viêm tụy cấp có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm tụy cấp, trong đó sỏi mật và giun chui vào đường mật, đường tụy là nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm tỉ lệ 40-50%, nguyên nhân phổ biến tiếp theo là rượu chiếm 20-30%. Các nguyên nhân khác ít gặp hơn như:

  • Tăng triglycerid máu, tăng lipoprotein
  • Tăng calci máu (như trong Cường tuyến cận giáp)
  • Khối u tụy
  • Viêm tụy cấp sau phẫu thuật, sau chấn thương
  • Viêm tụy cấp do sử dụng một số thuốc như: Azathioprin, Thiazid, Methydopa, Tetracyclin, Cimetidin,...
  • Viêm tụy cấp do nhiễm trùng, do virus (SV quai bị, CMV, EBV)
  • Viêm tụy cấp do các bệnh mạn tính như: viêm mao mạch dị ứng, viêm ruột mạn tính,...

Viêm tụy cấp thường khởi phát đột ngột, thường là sau một bữa ăn no, có nhiều thịt và uống nhiều rượu. Các yếu tố khởi phát khác như cơn đau quặn gan gặp ở các bệnh nhân sỏi mật, bệnh nhân sau các can thiệp phẫu thuật, bệnh nhân sau khi dùng một số loại thuốc.

Đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất ở viêm tụy cấp, 95% bệnh nhân viêm tụy cấp có triệu chứng đau. Vị trí đau thường ở vùng thượng vị, đau thường khởi phát đột ngột, dữ dội và tiến triển nặng. Tùy theo nguyên nhân gây viêm tụy cấp mà tính chất đau sẽ khác nhau. Nếu nguyên nhân do sỏi, tính chất đau là đột ngột đau bụng vùng thượng vị, đau cảm giác như dao đâm và đau lan ra sau lưng. Nếu nguyên nhân viêm tụy cấp do sỏi, cơn đau thường không đột ngột và không khu trú dữ dội như trường hợp nguyên nhân do sỏi. Các triệu chứng khác là :

  • Nôn, buồn nôn, sau nôn không đỡ đau
  • Nhịp tim nhanh, tụt huyết áp
  • Sốt, trà vàng da, thiếu máu.
Sỏi túi mật
Đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất ở viêm tụy cấp, 95% bệnh nhân viêm tụy cấp có triệu chứng đau

1.2. Các biến chứng của bệnh viêm tụy cấp

Các biến chứng tại chỗ như:

  • Tụ dịch, hoại tử, nhiễm khuẩn tụy
  • Nang giả tụy, áp xe tụy, dò ống tụy vào ổ bụng
  • Tổn thương mạch máu, chảy máu

Các biến chứng toàn thân như:

2. Tràn dịch màng phổi là gì?

Tràn dịch màng phổi là hiện tượng lượng dịch trong khoang màng phổi tăng nhiều hơn mức sinh lý bình thường. Nếu lượng dịch tăng ít có thể không gây triệu chứng hoặc chỉ xuất hiện khó thở nhẹ, khi lượng dịch tăng nhiều nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Các triệu chứng thường gặp của tràn dịch màng phổi là khó thở, ho khan, sốt, tức ngực,...

Bệnh tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?
Tràn dịch màng phổi là hiện tượng lượng dịch trong khoang màng phổi tăng nhiều hơn mức sinh lý bình thường

3. Tại sao viêm tụy cấp gây tràn dịch màng phổi?

Tràn dịch màng phổi là một biến chứng có thể gặp khi bệnh nhân viêm tụy cấp. Tràn dịch có thể xuất hiện ở cả hai bên phổi hoặc chỉ một bên, tuy nhiên tràn dịch một bên phổi trái thường gặp hơn. Tình trạng tràn dịch màng phổi do viêm tụy cấp thường ở mức độ ít hoặc trung bình.

Trong viêm tụy cấp, các men tiêu hóa bình thường do tụy tiết ra để tiêu hóa thức ăn như amylase, lipase, trypsin,... lại trở lại tiêu hủy mô tụy. Bình thường các men này ở dạng tiền men chưa được hoạt hóa, các men chỉ được hoạt hóa ở tá tràng hoặc hoạt hóa khi có mặt của trypsin.

Khi gặp các yếu tố thuận lợi cho khởi phát viêm thận cấp như sau bữa ăn no nhiều thịt, uống nhiều rượu, giun đũa, sỏi, chấn thương,... các yếu tố khởi phát này sẽ làm tổn thương các tế bào và gây giải phóng các men tế bào. Các men tế bào này sẽ hoạt hóa trypsinogen thành trypsin, đến lượt trypsin sẽ hoạt hóa các men còn lại gây tổn thương tụy.

Tổn thương đầu tiên của viêm tụy cấp là phù mô kẽ, khoảng 85-95% các trường hợp sẽ khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên 10-15% sẽ chuyển biến nặng với các tổn thương hủy mô tụy, hoại tử xuất huyết, hoại tử mỡ.

Trong các trường hợp diễn biến nặng của bệnh, men tụy sẽ xâm nhập vào ổ bụng gây tổn thương ở bụng, men tụy cũng vào hệ tuần hoàn đến các cơ quan ở xa như phổi, thận gây ra các tổn thương và suy chức năng ở các cơ quan này. Các biến chứng có thể gặp như sốc, suy hô hấp cấp, suy thận cấp, viêm phúc mạc, nang giả tụy... Tình trạng viêm tụy cấp đồng thời cũng giải phóng các hóa chất trung gian như Prostaglandin E1, Prostaglandin E2, interleukin 1,... gây tăng tính thấm thành mạch, tăng tiết dịch dẫn đến tràn dịch ở các hệ cơ quan, trong đó có tràn dịch màng phổi.

Với gần 20 năm làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng trong chuyên ngành nội tiêu hóa - Gan mật tụy, mỗi năm bác sĩ Võ Thị Thùy Trang tham gia nội soi hơn 1500 ca bao gồm: nội soi chẩn đoán các bệnh lý dạ dày, đại tràng như: phát hiện viêm, loét, polyp, ung thư, tìm vi khuẩn HP, phát hiện ung thư sớm đường tiêu hóa...; Nội soi điều trị như: Cầm máu trong xuất huyết tiêu hóa, thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản trong xơ gan, cắt polype ống tiêu hóa qua nội soi...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan