Hội chứng ruột kích thích và ung thư đại tràng: Làm thế nào để phân biệt?

Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Hội chứng ruột kích thích và ung thư đại tràng ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, do đó chúng có chung một số triệu chứng. Tuy nhiên, những người bị hội chứng ruột kích thích không có nguy cơ cao bị polyp tiền ung thư hoặc ung thư đại tràng.

1. Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích

1.1. Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Một số dấu hiệu, triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng ruột kích thích là thay đổi nhu động ruột, bao gồm:

Một số loại thực phẩm hoặc khi bị căng thẳng quá mức có thể gây ra các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Mặc dù đây là một tình trạng mãn tính, nhưng những triệu chứng này có thể đến và biến mất. Phụ nữ thường có xu hướng gia tăng các triệu chứng trong kỳ kinh nguyệt.

Đối với hầu hết những người bị hội chứng ruột kích thích, các triệu chứng không quá nghiêm trọng và có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống. Những người có các triệu chứng nghiêm trọng cũng có thể cần dùng thuốc để kiểm soát rối loạn này.

1.2. Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích

Để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích, bác sĩ sẽ hỏi tất cả các loại thuốc bạn dùng; những nhiễm trùng và sự căng thẳng gần đây hoặc chế độ ăn uống cũng như tiền sử cá nhân và gia đình của bạn có mắc bệnh celiac, ung thư đại tràng hay bệnh viêm ruột không.

Để chắc chắn chẩn đoán, bác sĩ cũng sẽ khám sức khỏe tổng thể để kiểm tra tình trạng chướng bụng và căng tức. Bạn có thể không cần xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích, nhưng một số xét nghiệm sau đây có thể loại trừ các tình trạng khác:

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra nhiễm trùng, thiếu máu và các vấn đề tiêu hóa khác.
  • Xét nghiệm phân để kiểm tra nhiễm trùng, sự hiện diện của máu và các bệnh khác.

Chẩn đoán liên quan đến một dạng triệu chứng, bao gồm đau bụng và hai hoặc nhiều triệu chứng sau:

  • Đau bụng trở nên tốt hơn hoặc tồi tệ hơn sau khi đi tiêu.
  • Đi tiêu của bạn thường xuyên hơn hoặc ít hơn bình thường.
  • Đã có sự thay đổi về hình thức phân của bạn.

Bạn có thể được chẩn đoán mắc hội chứng ruột kích thích nếu:

  • Các triệu chứng bắt đầu ít nhất 6 tháng trước
  • Bạn đã gặp sự cố ít nhất một lần một tuần trong 3 tháng qua
hội chứng ruột kích thích
Táo bón là một trong những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

2. Tìm hiểu về ung thư đại tràng

2.1. Những dấu hiệu và triệu chứng ung thư đại tràng

Các triệu chứng của ung thư đại tràng có thể không rõ ràng cho đến khi nó bắt đầu di căn. Đây là một loại ung thư phát triển chậm, do đó nội soi đại tràng để tầm soát ung thư là rất quan trọng.

Trong quá trình nội soi đại tràng, các polyp tiền ung thư có thể được loại bỏ trước khi chúng phát triển thành ung thư. Thông thường, ung thư đại tràng biểu hiện các triệu chứng như sau:

  • Co thắt hoặc đau bụng
  • Táo bón
  • Phân sẫm màu hoặc máu trong phân
  • Tiêu chảy
  • Chướng bụng
  • Mệt mỏi
  • Phân nhỏ dẹt
  • Chảy máu trực tràng
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân

2.2. Chẩn đoán ung thư ruột kết

Tương tự như hội chứng ruột kích thích, bác sĩ cũng sẽ hỏi đầy đủ tiền sử bệnh án cá nhân và gia đình của bạn. Ngoài khám sức khỏe, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu và phân. Nếu nghi ngờ ung thư, các xét nghiệm khác có thể được thực hiện, bao gồm:

Sinh thiết có thể xác nhận sự hiện diện của ung thư đại tràng và các xét nghiệm hình ảnh có thể giúp đánh giá liệu ung thư đã di căn hay chưa.

3. Phân biệt hội chứng ruột kích thích và ung thư đại tràng

Mặc dù một số triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và ung thư đại tràng giống nhau, nhưng có một số điểm khác biệt cần lưu ý sau đây:

Triệu chứng Hội chứng ruột kích thích Ung thư đại tràng
Đau quặn bụng hoặc đau liên quan đến đi tiêu X X
Thay đổi thói quen đi tiêu kéo dài hơn vài ngày X X
Táo bón X X
Tiêu chảy X X
Cảm thấy đi tiêu không hết phân X X
Đầy hơi hoặc trướng bụng X X
Chất nhầy màu trắng trong phân X
Phân sẫm màu hoặc có máu trong phân X
Mệt mỏi X
Yếu toàn thân X
Phân nhỏ dẹt X
Chảy máu trực tràng X
Giảm cân không rõ nguyên nhân X

4. Hội chứng ruột kích thích có thể dẫn đến ung thư ruột kết không?

Hội chứng ruột kích thích sẽ không gây tổn hại đến đường tiêu hóa của bạn hoặc dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.

Một thử nghiệm năm 2010 cho thấy rằng khi tiến hành nội soi đại tràng, những người bị hội chứng ruột kích thích không có nhiều bất thường về cấu trúc của đại tràng hơn những người khỏe mạnh.

Họ cũng phát hiện ra rằng những người bị hội chứng ruột kích thích không có nguy cơ cao bị polyp tiền ung thư hoặc ung thư đại tràng.

Tuy nhiên, trước khi chẩn đoán bạn có hội chứng ruột kích thích hay không, điều nên làm vẫn là thực hiện một thủ thuật nội soi tiêu hóa trên và tiêu hóa dưới để loại trừ một bệnh lý ung thư ở đường tiêu hóa hoặc các tổn thương viêm chuyển sản, polyp đại tràng...

Trong trường hợp bạn khó chịu ở bụng, thay đổi thói quen đi tiêu, đau bụng dai dẳng, chảy máu trực tràng, nôn mửa, giảm cân hãy đến cơ sở y tế để thăm khám. Đối với hầu hết mọi người, kiểm tra nội soi đại tràng nên bắt đầu ở tuổi 50. Nếu bạn có tiền sử gia đình bị ung thư đại tràng hoặc các yếu tố nguy cơ khác, bác sĩ có thể đề nghị tầm soát sớm hơn hoặc thường xuyên hơn.

Tóm lại, hội chứng ruột kích thích thường có thể được quản lý bằng cách thực hiện một số thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống khác. Những trường hợp nặng hơn có thể điều trị bằng thuốc.

Hội chứng ruột kích thích không làm tăng nguy cơ phát triển ung thư đại tràng. Các triệu chứng của ung thư ruột kết có xu hướng chỉ xuất hiện sau khi bệnh đã lan rộng. Tầm soát ung thư đại tràng có thể phát hiện và loại bỏ các polyp tiền ung thư trước khi chúng có cơ hội phát triển thành ung thư.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo:

  • Chey WD, et al. (2010). The yield of colonoscopy in patients with non-constipated irritable bowel syndrome: Results from a prospective, controlled US trial. DOI: 10.1038/ajg.2010.55
  • Mayo Clinic Staff. (2019). Colon cancer. mayoclinic.org/diseases-conditions/colon-cancer/symptoms-causes/syc-20353669
  • Mayo Clinic Staff. (2018). Irritable bowel syndrome. mayoclinic.org/diseases-conditions/irritable-bowel-syndrome/symptoms-causes/syc-20360016
  • Signs and symptoms of colorectal cancer. (2020). cancer.org/latest-news/signs-and-symptoms-of-colon-cancer.html
  • Symptoms & causes of irritable bowel syndrome. (2017). niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/irritable-bowel-syndrome/symptoms-causes

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan