Cắt nối ruột non bằng mổ nội soi: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ - Bác sĩ ngoại tiêu hóa - Khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

“Phẫu thuật nội soi cắt đoạn ruột non” là để chỉ kỹ thuật mổ cắt bỏ một đoạn ruột (ruột non) không bình thường hay bị bệnh, sau đó lập lại lưu thông tiêu hóa bằng phẫu thuật nội soi qua đường bụng.

1. Chỉ định

  • Chỉ định nối ruột hai bên trong trường hợp u ruột non: GIST (u mô đệm ống tiêu hóa), u carcinoid hồi tràng
  • Bệnh lý cấp tính ở ruột non: Tắc ruột gây hoại tử ruột (dây chằng, u bã thức ăn gây tắc và hoại tử ruột, nghẹt ruột do thoát vị...)
  • Bệnh lý đặc biệt, ít gặp: Bệnh Crohn, polip lan tỏa ở ruột non (Peutz - Jegher syndrome), lao ruột, bệnh lý bất thường mạch máu ruột...

2. Chống chỉ định

  • Người bệnh thể trạng yếu, suy thở không cho phép bơm hơi ổ bụng
  • Người bệnh có tiền sử mổ bụng nhiều lần
  • Ung thư di căn ra phúc mạc và di căn xa

3. Ưu điểm của cắt nối ruột non bằng mổ nội soi

Cắt nối ruột non
Cắt nối ruột non bằng mổ nội soi có những ưu điểm vượt trội

Phẫu thuật nội soi cắt nối ruột non là kỹ thuật khó, đòi hỏi kinh nghiệm và sự phối hợp của cả ê-kíp cũng như trang thiết bị hiện đại. So với phẫu thuật truyền thống, phẫu thuật nội soi cắt đoạn ruột non ít xâm lấn hơn do có các vết cắt nhỏ. Các ưu điểm khác của phương pháp phẫu thuật này gồm:

  • Sẹo bên ngoài và bên trong nhỏ hơn.
  • Ít đau đớn.
  • Thời gian nằm viện ngắn hơn. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật nội soi có thể chỉ mất 2 đêm trong khi phẫu thuật truyền thống, bạn có thể mất một tuần hoặc thậm chí nhiều hơn. Thời gian nằm viện ngắn hơn sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền.
  • Thời gian phục hồi nhanh hơn. Bạn có thể hồi phục hoàn toàn 2 hoặc 3 tuần sau khi phẫu thuật nội soi trong khi phẫu thuật truyền thống có thể cần từ 4 đến 8 tuần để tất cả các hoạt động trở lại bình thường.

3. Theo dõi và xử trí tai biến

Cắt nối ruột non
Theo dõi và xử trí tai biến sau mổ nội soi

Sau ca mổ cắt nối ruột non kéo dài 2 giờ, sức khỏe bệnh nhân ổn định và hồi phục tốt, có thể xuất viện trong vài ngày tới.

3.1. Theo dõi

Như mọi trường hợp phẫu thuật đường tiêu hóa nói chung, sau mổ cắt đoạn ruột non bạn sẽ được bác sĩ chỉ định dùng phối hợp 2 loại kháng sinh (Metronidazol và Cephalosporine) tiêm trong 5 - 7 ngày.

3.2. Tai biến, biến chứng và xử trí

Trong lúc mổ

Chảy máu do các chỗ cặp cắt mạc treo ruột không chặt. Xử trí bằng khâu cầm máu lại hoặc bằng clip. Nếu không cầm máu được phải chuyển sang mổ mở, tránh gây tụ máu lớn tại mạc treo.

Phải chuyển mổ mở vì tổn thương phức tạp, dính nhiều

Sau mổ

  • Chảy máu trong ổ bụng: Cần mổ lại sớm để kiểm tra và xử trí cầm máu.
  • Bục miệng nối: Cần mổ lại sớm
  • Chít hẹp miệng nối: Mổ lại để giải quyết nguyên nhân
  • Tắc ruột sau mổ: đau nôn bí trung tiện chướng bụng... cần điều trị tắc ruột sớm, kháng sinh hút dạ dày truyền dịch theo dõi chỉ định kịp thời.
  • Biến chứng thủng ruột viêm phúc mạc, chảy máu trong ổ bụng, bục vết mổ, rò chỗ nối.

Bác sĩ khuyến cáo mọi người khi gặp tai nạn dù nhỏ nhưng bị đau bụng cũng cần đi khám ngay. Đau bụng cấp có thể do vỡ ruột, vỡ gan, lá lách... Không lái xe khi đã uống rượu bia để không xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan