Các nguyên nhân và triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong các bệnh lý hay gặp tại đường tiêu hóa, không phân biệt lứa tuổi, giới tính. Bệnh sẽ cải thiện và có thể hết hẳn nếu được phát hiện, điều trị kịp thời, ngược lại khi được phát hiện, xử lý quá muộn thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, thủng hoặc rò ổ loét dạ dày, thậm chí là ung thư.

1. Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh gì ?

Loét dạ dày tá tràng là bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa, đặc trưng bởi tình trạng tổn thương trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng do tác động của dịch vị dạ dày. Đây là bệnh đã được biết từ lâu và khá phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Mặc dù ngày càng có nhiều tiến bộ trong y học giúp cho việc chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả hơn thì với tính chất mạn tính và dễ tái phát của bệnh, đây vẫn còn là một vấn đề sức khỏe lớn, nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Các nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày - tá tràng

Có rất nhiều nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng, bao gồm:

  • Nhiễm trùng:
    • Vi khuẩn Helicobacter pylori: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng cũng như làm nghiêm trọng hơn các tổn thương sẵn có tại dạ dày.
    • Herpes simplex virus – HPV.
    • Cytomegalo virus – CMV.
  • Sử dụng thuốc kéo dài hoặc lạm dụng: Sử dụng các loại thuốc làm mất cân bằng acid- bazơ dạ dày trong thời gian dài có thể dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng. Viêm loét dạ dày tá tràng hay gặp ở những người bệnh có sử dụng các loại thuốc như:
  • Một số bệnh lý có thể dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng như:
  • Viêm loét dạ dày tá tràng hay gặp ở những người thường xuyên sử dụng các thực phẩm có hại cho đường tiêu hóa như:
    • Thuốc lá, cafe, bia, rượu,... hoặc các chất kích thích khác
    • Các thực phẩm cay nóng, chua, hoặc được chế biến bằng cách nướng, chiên xào
    • Hay bỏ bữa, ăn không đúng giờ, ăn vội vàng hoặc không nhai kỹ... cũng là một trong những nguyên nhân hay gặp của viêm loét dạ dày - tá tràng.
  • Chế độ sinh hoạt không khoa học: Thức khuya, thiếu ngủ, stress, căng thẳng, lo lắng, sợ hãi kéo dài ... cũng được coi là yếu tố nguy cơ của viêm loét dạ dày - tá tràng.

3. Các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng

Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp các triệu chứng đau bụng, nóng rát vùng thượng vị. Đây được coi như triệu chứng luôn có của bệnh này. Đau với tính chất khó chịu, âm ỉ, thậm chí dữ dội và có thể kéo dài hoặc thành từng cơn có tính chất chu kỳ. Tùy thuộc vào vị trí bị viêm loét mà tính chất đau có sự khác nhau:

  • Nếu ổ loét nằm ở dạ dày, thường sau ăn vài chục phút đến vài giờ sẽ xuất hiện cơn đau.
  • Nếu ổ loét nằm ở hành tá tràng, đau xuất hiện lúc đói hoặc sau bữa ăn 2 -3 giờ, đau trội về đêm, ăn vào giảm đau nhanh.

Các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng khác bao gồm:

  • Ợ hơi, ợ nóng: Người bệnh hay gặp ợ hơi, ợ nóng, khó chịu vùng thượng vị hoặc sau xương ức, hay xuất hiện cùng với các cơn đau bụng.
  • Cảm giác khó tiêu, chướng bụng, chán ăn: Do vùng trên rốn chướng căng tức khiến bệnh nhân không có cảm giác thèm ăn, mệt mỏi.
  • Buồn nôn, nôn: Cảm giác buồn nôn, nôn hoặc khó chịu dạ dày thường hay xuất hiện. Nếu ổ loét gây hẹp môn vị thì bệnh nhân có thể cảm thấy dễ chịu hơn sau khi nôn. Trường hợp có máu chảy từ ổ loét vào dạ dày hoặc đường tiêu hóa có thể gặp nôn ra máu hoặc đi cầu phân đen.

4. Biến chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày tá - tràng có thể thuyên giảm hoặc khỏi hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, một số trường hợp không được chẩn đoán sớm hoặc điều trị tốt có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

  • Xuất huyết tiêu hóa trên: Đây là biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng. Triệu chứng này xuất hiện nếu ổ loét gây tổn thương sâu vượt quá lớp niêm mạc dạ dày, tá tràng làm thủng các mạch máu gây ra tình trạng chảy máu. Các triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa trên gồm đau thượng vị, nôn ra máu, đi cầu phân đen, nếu mất máu nhiều có thể dẫn đến chóng mặt, mệt mỏi hoặc thậm chí choáng ngất, mạch nhanh, huyết áp tụt. Đây là một tình trạng cấp cứu cần được chẩn đoán và điều trị ngay vì có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
  • Thủng hoặc dò ổ loét: khi ổ loét làm tổn thương hết toàn bộ các lớp của thành dạ dày, tá tràng sẽ tạo một đường dò làm chảy dịch tiêu hoá vào trong ổ bụng dẫn đến tình trạng viêm phúc mạc toàn bộ hoặc cục bộ. Chẩn đoán thủng hoặc dò ổ loét gây viêm phúc mạc bao gồm các triệu chứng đau đột ngột, dữ dội vùng trên rốn, rồi lan ra khắp bụng, người bệnh đề kháng, co cứng thành bụng. Trường hợp này cần phải mổ cấp cứu sớm vì có thể dẫn đến nhiễm trùng nhiễm độc nặng, thậm chí là tử vong nếu can thiệp khi đã muộn.
  • Hẹp môn vị: Môn vị nằm ở phần cuối dạ dày, nơi tiếp giáp với hành tá tràng, đóng vai trò như một van giữ thức ăn trong dạ dày để tiêu hóa trước khi được đẩy xuống tá tràng để hấp thu. Hẹp môn vị hay gặp ở những bệnh nhân có ổ loét ở hành tá tràng vì ổ loét gây xơ chai dẫn đến chít hẹp đường xuống của thức ăn. Triệu chứng hay gặp ở người hẹp môn vị là chướng bụng, đầy hơi, đau bụng sau bữa ăn, buồn nôn, đặc biệt là nôn ra thức ăn ngày hôm trước vì không qua được lỗ môn vị nên thức ăn bị giữ lại ở dạ dày.
  • Ung thư hoá: Ung thư dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng có thể gặp trong các trường hợp chẩn đoán muộn hoặc tái phát thường xuyên vì kết quả điều trị không tốt. Đây là biến chứng nguy nghiêm trọng nhất của viêm loét dạ dày tá tràng.

Tóm lại, các nguyên nhân thường gặp gây viêm loét dạ dày tá tràng có thể phòng tránh được bằng lối sống lành mạnh và sử dụng các loại thuốc, thực phẩm hợp lý. Người bệnh khi phát hiện có các triệu chứng nghi viêm loét dạ dày tá tràng cần đi khám để phát hiện sớm bệnh, giúp điều trị đạt hiệu quả và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

270 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Pymetphage
    Công dụng thuốc Pymetphage

    Thuốc Pymetphage được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là 500mg Metformin hydroclorid. Vậy thuốc Pymetphage là thuốc gì, thuốc có tác dụng gì và cách sử dụng loại thuốc ...

    Đọc thêm
  • Trắc nghiệm về chứng ợ nóng

    Ợ nóng hay ợ chua là hiện tượng thường gặp được đặc trưng bởi sự trào ngược axit từ thực quản đến dạ dày. Đây không phải là triệu chứng quá nguy hiểm nhưng đôi lúc khiến cho bạn cảm ...

    Đọc thêm
  • Ợ nóng - coi chừng mắc bệnh tim

    Nhiều người rất hay bị ợ nóng mà không biết ợ nóng là bệnh gì? Ợ nóng phải làm sao? Nếu tình trạng ợ nóng xuất hiện ít, đó có thể là vấn đề sinh lý. Tuy nhiên nếu bị ...

    Đọc thêm
  • Seosaft Inj. 1g
    Công dụng thuốc Seosaft Inj. 1g

    Thuốc Seosaft 1g là loại thuốc kháng sinh được dùng để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn như giãn phế quản nhiễm khuẩn, viêm thận bể thận, áp xe phổi, nhiễm khuẩn huyết,... Để đạt được hiệu quả điều ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Kapedone
    Công dụng thuốc Kapedone

    Thuốc Kapedone là thuốc biệt dược sử dụng cho bệnh đường tiêu hóa. Khi sử dụng thuốc Kapedone bạn nên trao đổi với bác sĩ về bệnh và tình trạng của bản thân. Sau đây là một số thông tin ...

    Đọc thêm