Bệnh giun lươn điều trị thế nào?

Theo ước tính, có đến 80% trường hợp mắc bệnh giun lươn tử vong do chữa nhầm các triệu chứng, bệnh lý khác. Việc điều trị giun lươn hiệu quả đòi hỏi khả năng phát hiện từ sớm, sự kiên nhẫn và sẵn sàng điều trị trong thời gian dài.

1. Tổng quan bệnh giun lươn

Khác với các loại ký sinh trùng khác thường chỉ trú ngụ trong ruột và bài tiết ra ngoài cơ thể mới sinh sôi phát triển và trở lại ruột của con người gây ra các chứng bệnh về đường tiêu hóa. Giun lươn là 1 trong những loại giun sán có khả năng phát triển và đi theo đường máu đến các cơ quan khác trong cơ thể như da, hệ tiêu hóa, phổi, hạch bạch huyết, thực quản..., tồn tại suốt đời trên vật chủ, mang theo vô số vi trùng từ đường tiêu hóa, đợi khi cơ thể vật chủ suy giảm miễn dịch sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong. Do đó, 80% người nhiễm giun lươn tử vong vì chữa nhầm khi tập trung điều trị các triệu chứng, bệnh lý khác của người bệnh mà không nhận ra bệnh nhân bị nhiễm giun lươn nặng.

Nhiễm trùng có thể gây tử vong ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, ngay cả khi được điều trị. Kể cả khi đã điều trị hết nhiễm trùng và các rối loạn khác, nhiều bệnh nhân vẫn tái nhiễm trong thời gian ngắn do vi khuẩn gốc bám trên giun lươn vẫn còn tồn tại.

2. Các biện pháp chẩn đoán

Đa số trường hợp nhiễm giun lươn đều được nhận diện theo 2 cách:

  • Ca bệnh lâm sàng: hầu hết không có dấu hiệu lâm sàng điển hình. Một số ít bệnh nhân bị đau vùng thượng v, tiêu chảy, viêm da tại chỗ khi ấu trùng xâm nhập vào cơ thể, thiếu máu nhẹ, chán ăn, trướng bụng, tăng bạch cầu ái toan 10-25%...
  • Ca bệnh xác định: xét nghiệm thấy có ấu trùng giun lươn trong phân.

Để xác định ấu trùng giun lươn, có thể áp dụng phương pháp:

  • Kiểm tra mẫu phân qua kính hiển vi hoặc phương pháp thạch.
  • Xét nghiệm miễn dịch Enzyme (EIA) để tìm các kháng thể.
  • Nội soi sinh thiết những tổn thương nghi ngờ ở tá tràng và hỗng tràng.
  • Theo dõi huyết thanh học.
Huyết thanh
Theo dõi huyết thanh học - Một trong các phương pháp xác định ấu trùng giun lươn

3. Phương pháp điều trị giun lươn

Giun lươn có thể sinh sản và phát triển lâu dài trong cơ thể người, nên thời gian điều trị giun lươn cần được duy trì cho đến khi giun lươn bị loại trừ hoàn toàn.

Bệnh nhân đang sử dụng Corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch khác, bị nhiễm HTLV-1 thì nên được xét nghiệm tìm giun lươn trước và sau những khoảng thời gian nhất định trong quá trình điều trị. Một số xét nghiệm phân và huyết thanh nên được thực hiện nếu bệnh nhân có các dấu hiệu nguy cơ:

  • Khả năng tiếp xúc với giun lươn (đi du lịch hoặc cư trú ở các vùng nguy cơ cao, gần đây hoặc trong quá khứ).
  • Tăng bạch cầu ái toan khó giải thích được.
  • Có các triệu chứng gợi ý bệnh giun lươn
  • Người nhận ghép tạng tiềm năng và người hiến tạng từ các vùng lưu hành cũng nên được kiểm tra.

Nếu bị nhiễm đồng thời giun lươn, giun đũa hoặc giun móc (hiện tượng này khá phổ biến), thì cần điều trị loại trừ giun móc và giun đũa trước, sau đó mới điều trị giun lươn.

Bệnh giun móc: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống
Nếu bị nhiễm đồng thời giun lươn, giun đũa hoặc giun móc cần điều trị loại trừ giun móc và giun đũa trước

Để chữa giun lươn, một số loại thuốc được chỉ định bao gồm:

  • Ivermectin: áp dụng cho trường hợp có nhiễm không biến chứng hoặc bệnh nhân xét nghiệm ấu trùng giun lươn âm tính. Liều lượng đề xuất: 200mcg/kg/ngày, trong 2 ngày liên tiếp. Ivermectin được chỉ định phổ biến hơn Albendazole.
  • Thuốc thay thế: Albendazole. Liều lượng đề xuất: 400mg, chia ngày 2 lần, trong 7 ngày liên tiếp. Tuy nhiên chống chỉ định với trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc đang cho con bú, người có tiền sử mẫn cảm với Benzimidazol hoặc tiền sử nhiễm độc tuỷ xương. Nên thận trọng khi chỉ định điều trị cho người suy gan, suy thận.

Chú ý:

  • Ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, có thể cần phải điều trị giun lươn kéo dài hoặc lặp lại điều trị.
  • Sau khi điều trị giun lươn, cần đề phòng hội chứng tăng nhiễm ở bệnh nhân mắc giun lươn bằng cách thực hiện lặp lại xét nghiệm phân đánh giá ấu trùng non và ấu trùng sợi từ 2 đến 4 tuần sau đó. Nếu phân vẫn ra kết quả dương tính, cần chỉ định điều trị lại. Kháng sinh phổ rộng được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của ấu trùng từ ruột.

Nếu nhận thấy các vấn đề bất thường nghi ngờ mắc bệnh giun lươn, bạn nên thăm khám và tư vấn ngay với các bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

27.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan