Tổn thương gan do thuốc là gì?

Bài viết bởi Dược sĩ Nguyễn Lê Trang - Dược sỹ lâm sàng, Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Tổn Thương gan do thuốc là khái niệm chung chỉ những ảnh hưởng đến gan bởi thuốc tân dược, thực phẩm chức năng, thuốc có nguồn gốc từ thực vật. Ảnh hưởng đến gan được xác định thông qua các xét nghiệm đánh giá chức năng gan hoặc dấu hiệu lâm sàng suy giảm chức năng gan. Tỷ lệ tổn thương gan do thuốc khoảng 10-15/ 10000-100000 người dùng thuốc hàng năm ở Mỹ. Bên cạnh đó, thuốc là nguyên nhân gây ra hơn 50% trường hợp suy gan cấp.

1. Thuốc nào gây tổn thương gan?

Thuốc gây tổn thương gan thông qua nhiều cơ chế khác nhau. Thuốc có thể làm suy giảm trực tiếp hoặc tạo ra các chất chuyển hóa làm thay đổi cấu trúc và chức năng tế bào gan. Thuốc cũng có thể khởi phát quá trình đáp ứng quá mẫn một cách hệ thống, từ đó phá hủy tế bào gan. Một số yếu tố liên quan đến thuốc có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan như liều hàng ngày cao, đặc tính chuyển hóa mạnh qua gan, tương tác thuốc.

Hơn 60% các ca tổn Thương gan do thuốc liên quan đến acetaminophen, kháng sinh và thuốc chống co giật/ động kinh.

Tổn thương gan trực tiếp có thể khởi phát sau vài giờ đến vài ngày uống thuốc, thường dự đoán được và liên quan đến liều thuốc. Men gan tăng nhanh, thậm chí chưa có dấu hiệu vàng da. Nếu xác định được thuốc nghi ngờ và dừng kịp thời, men gan đa phần sẽ hồi phục bình thường. Một số thuốc gây tổn thương gan theo cách này như paracetamol, amiodaron, aspirin, niacin...

Tổn thương gan bất thường (idiosyncratic) thường không dự đoán được, có thể khởi phát chậm vài tháng đến hàng năm.

Thuốc nào gây tổn thương gan
Một số loại thuốc gây tổn thương gan

2. Một số thuốc gây tổn thương gan

Một số thuốc gây tổn thương gan bao gồm:

  • Alopurinol
  • Amiodaron
  • Amoxicilin-clavulanat
  • Androgen chứa khung steroid
  • Azathioprin
  • Kháng sinh nhóm Quinolon (ciprofloxacin, levofloxacin..); nhóm Macrolide (azithromycin, clarithromycin..)
  • Methotrexat
  • Sulfamethoxazole - trimethoprim
  • Thuốc chống động kinh: Carbamazepin, phenytoin, acid valproic
  • Thuốc gây mê dạng hít
  • Thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs
  • Thuốc giảm tiết acid dạ dày nhóm ức chế bơm proton (PPI): omeprazole, pantoprazole...
omeprazole
Thuốc omeprazole có thể gây tổn thương gan

3. Làm thế nào để hạn chế tổn thương gan do thuốc?

Để giảm thiểu nguy cơ tổn thương gan do thuốc cần giáo dục người bệnh sử dụng an toàn những thuốc có thể gây độc với gan (đặc biệt là paracetamol), lưu ý về liều dùng và những tương tác thuốc có thể xảy ra, bao gồm cả tương tác khi uống rượu. Không tự ý tăng liều thuốc hoặc sử dụng thêm thuốc, thực phẩm chức năng mà không có tư vấn của bác sỹ, dược sỹ. Hướng dẫn người bệnh theo dõi và phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến tổn thương gan như vàng da, vàng mắt...

Về phía nhân viên y tế kê đơn và chỉ định thuốc, cần đánh giá nguy cơ tổn thương gan của của người bệnh, bao gồm những bệnh lý nền về gan của bệnh nhân và mức độ ảnh hưởng đến gan của thuốc. Thực hiện đúng những khuyến cáo về liều thuốc, thận trọng khi kê đơn những thuốc chuyển hóa mạnh qua gan, khi kê đơn đồng thời những thuốc gây tổn thương gan, theo dõi chức năng gan định kỳ theo khuyến cáo.

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Sàng lọc Gan mật, giúp phát hiện Virus viêm gan ở giai đoạn sớm ngay cả khi chưa có triệu chứng. Ngoài ra, Gói sàng lọc gan mật toàn diện giúp khách hàng:

SKTQ - khám sức khỏe tổng quát
Định kỳ kiểm tra sức khỏe giúp bạn được phát hiện bệnh lý sớm

  • Đánh giá khả năng làm việc của gan thông qua các xét nghiệm men gan;
  • Đánh giá chức năng mật; dinh dưỡng lòng mạch;
  • Tầm soát sớm ung thư gan;
  • Thực hiện các xét nghiệm như Tổng phân tích tế bào máu, khả năng đông máu, sàng lọc viêm gan B, C
  • Đánh giá trạng thái gan mật qua hình ảnh siêu âm và các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng gây ra bệnh gan/làm bệnh gan nặng hơn
  • Phân tích sâu các thông số đánh giá chức năng gan mật thông qua xét nghiệm, cận lâm sàng; các nguy cơ ảnh hưởng đến gan và tầm soát sớm ung thư gan mật

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan