Tirokoon là gì?

Tirokoon là một sản phẩm của Công ty Hutecs Korea Pharmaceutical Co., Ltd (Hàn Quốc). Thuốc có thành phần hoạt chất là Tiropramid. Thuốc được chỉ định trong điều trị một số trường hợp co thắt dạ dày ruột, hội chứng kích thích; các cơn đau quặn mật, các trường hợp co thắt đường mật và co thắt đường niệu.

1. Chỉ định của thuốc Tirokoon

Thuốc Tirokoon được chỉ định dùng trong một số trường hợp sau:

  • Điều trị các trường hợp co thắt dạ dày ruột và hội chứng kích thích.
  • Điều trị các cơn đau quặn mật và các trường hợp co thắt đường mật như viêm túi mật, viêm đường mật, sỏi túi mật.
  • Điều trị các cơn đau quặn thận và một số trường hợp co thắt đường niệu sinh dục như sỏi niệu quản, viêm bể thận, sỏi thận, viêm bàng quang.
  • Điều trị một số các cơn co thắt tử cung như dọa sảy thai, thống kinh, cơn co cứng tử cung.

2. Dược lực học

Tiropramid có tác dụng làm hạn chế co thắt trên cơ trơn của đường tiêu hóa, đường tiết niệu và hệ sinh dục. Thuốc này ít có tác dụng trên cơ trơn mạch máu.

Về cơ chế chống co thắt cơ trơn của tiropramid: Tiropramid làm tăng nồng độ cAMP nội bào. Vì thuốc này hoạt hóa sự tổng hợp cAMP. Nồng độ cAMP tăng dẫn tới làm giãn cơ trơn, đồng thời ngăn cản dòng calci đi qua màng.

Do có kích thích sự gắn kết của ion Ca++ vào hệ lưới cơ tương, Tiropramid cô lập calci trong xoang của các bào quan nội bào. Tiropramid sẽ ức chế hấp thu và giải phóng ion Ca++.

Tiropramid hoàn toàn không phải là chất ức chế men phosphodiesterase. Chính vậy, cơ chế tác động của tiropramid hoàn toàn khác với cơ chế tác động của papaverin lên cơ trơn. Tiropramid có ái lực rất thấp đối với calmodulin, tác dụng chống co thắt cơ trơn của tiropramid không phụ thuộc vào calmodulin.

3. Dược động học

Sau khi dùng thuốc, nồng độ tiropramid trong huyết tương được tìm thấy sau khoảng 18 - 27 phút. Nồng độ đỉnh đạt được trong thời gian khoảng 1-1,7 giờ và thời gian bán thải trong khoảng 2,34 - 2,61 giờ. Tiropramid và một vài chất chuyển hóa của nó có thể phát hiện được trong nước tiểu bằng phương pháp sắc ký lỏng trong thời gian 24 giờ sau khi uống thuốc.

4. Liều dùng của Tirokoon

Cách dùng: Thuốc dùng đường uống, có thể uống cùng hoặc không dùng cùng với thức ăn.

Liều dùng:

  • Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần dùng 1 viên (100 mg/2 - 3 lần/ngày.
  • Đối với trẻ dưới 12 tuổi: Chưa xác định được độ an toàn và hiệu quả điều trị của thuốc.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo, liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh ở từng người. Để có liều dùng phù hợp nhất, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

5. Làm gì khi quên 1 liều?

Khi bỏ quên liều dùng, bạn cần bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bạn hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Tuyệt đối không được dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

6. Tác dụng phụ của Tirokoon

Bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR) khi sử dụng thuốc Tirokoon nhưng nó hiếm gặp, ADR < 1/1000

  • Các vấn đề về tiêu hoá: Táo bón , buồn nôn, nôn.
  • Hiện tượng dị ứng: Ban đỏ, nổi ban ngứa.
  • Một số vấn đề khác: Khô miệng, có cảm giác khát nước.

Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc, việc đầu tiên bạn cần làm là ngưng sử dụng. Sau đó hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

7. Lưu ý của Tirokoon

Trước khi sử dụng thuốc Tirokoon, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo một số thông tin bên dưới. Thuốc Tirokoon chống chỉ định trong một số trường hợp sau:

  • Những người mẫn cảm với tiropramid hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân suy gan nặng.
  • Những người hẹp cơ học đường tiêu hóa.
  • Người bị phì đại kết tràng.
  • Những trẻ 12 tuổi, phụ nữ cho con bú.
  • Thận trọng khi dùng thuốc Tirokoon cho đối tượng là phụ nữ có thai. Chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết và phải được tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nên sử dụng thuốc thật thận trọng ở người tăng nhãn áp và phì đại tuyến tiền liệt. Nếu phát hiện phản ứng dị ứng (nổi ban đỏ, ngứa sẩn), phải ngừng ngay thuốc. Tiropramid có thể tương tác với các thuốc hạ huyết áp. Từ đó làm tăng tác dụng hạ áp của thuốc chẹn kênh calci
  • Hiện nay vẫn chưa rõ tiropramid có bài tiết vào sữa mẹ hay không. Chính vì vậy, không dùng cho phụ nữ cho con bú hoặc phải ngừng cho con bú nếu dùng thuốc.

Tương tác thuốc

Tiropramid có thể tương tác với các thuốc hạ huyết áp, làm tăng tác dụng hạ áp của thuốc chẹn kênh calci, do đó cần thận trọng khi phối hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan