Thuốc Zeasorb AF 1%: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Zeasorb có tác dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng da như nấm da chân, ngứa ngáy, hắc lào và các bệnh nhiễm trùng da do nấm khác như candia. Ngoài ra, thuốc Zeasorb cũng được dùng để điều trị trình trạng lang ben gây ra bởi nấm.

1. Thuốc Zeasorb AF 1% có tác dụng gì?

Thuốc Zeasorb AF 1% hay còn gọi là miconazole có tác dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng da do nấm candida, hay một tình trạng nhiễm nấm vùng da cổ, ngực, cánh tay hoặc chân được gọi là bệnh lang ben. Zeasorb là một loại thuốc kháng nấm nhóm azole hoạt động theo cơ chế ngăn chặn sự phát triển của nấm gây nên.

2. Cách sử dụng thuốc Zeasorb AF 1%

Thuốc Zeasorb được bào chế dưới dạng bột màu trắng và được sử dụng bằng cách bôi lên da. Trước tiên cần làm sạch và lau khô hoàn toàn vùng da cần điều trị. Bôi thuốc này lên vùng da bị ảnh hưởng bị nhiễm nấm, sao cho lượng thuốc đủ để che kín khu vực da bị ảnh hưởng và một số vùng da xung quanh. Ngoài ra, thuốc có thể ở dạng xịt, hãy lắc đều chai trước khi thoa thuốc. Sau khi bôi thuốc hãy rửa tay, không quấn hay băng lại khu vực bôi thuốc, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Liều lượng và thời gian điều trị phụ thuộc vào loại nhiễm trùng đang được điều trị.

Sử dụng thuốc Zeasorb thường xuyên để có được nhiều lợi ích nhất từ nó. Tiếp tục dùng thuốc ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm. Ngừng thuốc quá sớm có thể tạo điều kiện cho nấm tiếp tục phát triển, dẫn tới nhiễm trùng tái phát. Tuyệt đối không tự ý tăng liều lượng dùng thuốc hay lạm dụng thuốc trong thời gian dài lâu hơn phác đồ điều trị. Điều này không làm cho tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn mà còn làm tăng nguy cơ mắc phải những tác dụng không mong muốn.

Thuốc Zeasorb AF 1%
Thuốc Zeasorb được sử dụng bằng cách bôi lên da

3. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Zeasorb AF 1%

Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Zeasorb AF 1% bao gồm:

  • Đau nhói
  • Sưng
  • Ngứa
  • Mẩn đỏ
  • Mụn
  • Bong da
  • Phồng rộp
  • Chảy dịch
  • Vết loét hở

Trước khi kê đơn thuốc, bác sĩ luôn cân nhắc lợi ích và hiệu quả mà thuốc Zeasorb đem lại nhiều hơn nguy cơ mắc tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số trường hợp khi dùng Zeasorb vẫn có thể xảy ra tác dụng không mong muốn. Vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường đặc biệt là khi xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng với những triệu chứng kèm theo như khó thở, chóng mặt nghiêm trọng, phát ban, ngứa hoặc sưng vùng mặt, cổ họng, lưỡi,... Trong trường hợp này, người bệnh cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được can thiệp ngay lập tức.

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Zeasorb AF 1%

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Zeasorb AF 1% bao gồm:

  • Thông báo tiền sử dị ứng với Zeasorb, thuốc kháng nấm nhóm azole khác như clotrimazole, econazole hoặc ketoconazole hay bất kỳ dị ứng nào khác. Zeasorb có thể chứa các thành phần của thuốc không hoạt động và có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Thông báo tiền sử bệnh lý đặc biệt là các bệnh lý về da.
  • Tránh để thuốc dính vào mắt, mũi, miệng hoặc âm đạo.
  • Trong thời kỳ mang thai, chỉ nên sử dụng thuốc này khi thật sự cần thiết, hãy thảo luận với bác sĩ về rủi ro và lợi ích mà thuốc đem lại.

Nếu bạn quên bôi một liều thuốc Zeasorb, hãy bổ sung lại trong thời gian càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời gian bạn nhớ ra gần với thời gian bôi thuốc của liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng thuốc như lịch trình ban đầu. Tuyệt đối không được gấp đôi liều dùng thuốc nhiều hơn so với phác đồ điều trị. Sử dụng thuốc quá liều Zeasorb có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như ngứa, sưng, nóng rát,...

Zeasorb AF 1%
Sử dụng thuốc Zeasorb quá liều có thể gây ngứa

5. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc Zeasorb, hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả những loại thuốc khác mà bạn đang dùng bao gồm cả thuốc không kê đơn, thuốc được kê theo đơn, vitamin và các sản phẩm thảo dược. Khi chưa có sự chấp thuận của bác sĩ không được tự ý dừng, bắt đầu hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào.

Ngoài ra, khi điều trị bệnh trĩ, thuốc Zeasorb có thể không giúp da trở lại bình thường ngay lập tức, có thể mất vài tháng sau khi điều trị xong để màu da tự nhiên trở lại.

6. Cách bảo quản thuốc Zeasorb AF 1%

Bảo quản thuốc Zeasorb ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và tránh những nơi ẩm ướt. Không bảo quản Zeasorb ở nơi ẩm thấp hay trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc khác nhau sẽ có những cách bảo quản khác nhau, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc Zeasorb trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Để thuốc Zeasorb tránh xa tầm với của trẻ em và thú nuôi trong gia đình. Khi thuốc không thể dùng được nữa hoặc đã quá hạn sử dụng hãy xử lý thuốc đúng quy trình. Không được tự ý vứt thuốc Zeasorb vào môi trường như đường ống dẫn nước hoặc toilet trừ khi có yêu cầu. Hãy tham khảo thêm ý kiến của công ty môi trường xử lý rác thải hoặc dược sĩ về cách tiêu hủy thuốc Zeasorb an toàn để giúp bảo vệ môi trường.

Tóm lại, thuốc Zeasorb AF 1% có tác dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng da do nấm candida, hay một tình trạng nhiễm nấm vùng da cổ, ngực, cánh tay hoặc chân được gọi là bệnh lang ben. Tuy nhiên, Zeasorb có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn và tương tác thuốc, vì vậy hãy thông báo với bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng để giảm nguy cơ mắc tác dụng phụ và đồng thời làm tăng hiệu quả cho quá trình điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

422 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan