Thuốc Sulconazole: Công dụng, tác dụng phụ và lưu ý khi dùng thuốc

Sulconazole là thuốc được sử dụng cho điều trị nhiễm trùng da. Cụ thể như nấm da chân, mẩn ngứa hay hắc lào. Thuốc này được cho là đặc trị cho các bệnh về da. Với cơ thế kháng nấm hoạt động và ngăn chặn sự phát triển của nấm. Bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin về thuốc thông qua bài viết sau.

1. Cách sử dụng thuốc Sulconazole

Sulconazole là thuốc được chỉ định sử dụng bôi trên da. Trước khi bôi thuốc bạn cần làm sạch và lau khô khu vực da đó.. Thuốc sẽ được bôi lên vùng da chịu ảnh hưởng của bệnh lý da hoặc nấm. Liều lượng bôi dao động 1 - 2 lần/ ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Thêm vào đó, liều lượng và thời gian điều trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe của người bệnh. Bác sĩ sẽ là người đưa ra tư vấn và hỗ trợ bạn khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên một số trường hợp xấu sẽ dẫn đến tăng nguy cơ xuất hiện phản ứng phụ và làm giảm công dụng của thuốc.

Bạn lưu ý chỉ loa lên da một lượng thuốc vừa đủ. Hãy đảm bảo thuốc được tán đều lên vùng da bị ảnh hưởng. Sau khi thoa thuốc xong hãy vệ sinh tay thật sạch. Vị trí bôi thuốc cần để thoáng chỉ băng bó khi bác sĩ yêu cầu. Thuốc không bôi lên mắt, mũi, miệng hoặc vùng da nhạy cảm.

Với thuốc bôi bạn cũng cần chú ý dùng đúng giờ và đều đặn. Khi duy trì được thói quen này bạn sẽ đạt được những hiệu quả như mong muốn. Hay sử dụng đúng liệu trình bác sĩ yêu cầu dù cho bệnh có giảm hoặc tiến triển tốt hơn. Việc bạn tự ý ngưng dùng thuốc khi thấy triệu chứng bệnh biến mất sẽ dẫn đến nhiễm trùng tái phát.

Nếu sau 1- 2 tháng sử dụng thuốc bạn không thuyên giảm. Hoặc thậm chí là bệnh tình vẫn diễn biến xấu hãy báo lại cho bác sĩ điều trị.Trong tình huống đó không thể chủ quan cũng như tự ý lạm dụng bất kỳ sản phẩm nào. Hãy luôn nhờ đến bác sĩ để họ kiểm tra và giám sát tình hình bệnh cho bạn được tốt nhất.

Sulconazole là thuốc được sử dụng cho điều trị nhiễm trùng da
Sulconazole là thuốc được sử dụng cho điều trị nhiễm trùng da

2. Phản ứng phụ của thuốc Sulconazole

Sốt, đau nhức, sưng, mẩn ngứa... đều là những phản ứng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Sulconazole. Những triệu chứng này có thể xuất hiện trong thời gian ngắn rồi biến mất. Tuy nhiên nếu tình trạng tiếp tục xấu đi bạn cần nói cho bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn.

Khi kê đơn thuốc bác sĩ đã tiến hành kiểm tra và cân nhắc kỹ lưỡng. Do vậy những phản ứng phụ xảy ra thường sẽ nằm trong tầm kiểm soát. Những phản ứng như phồng rộp, chảy dịch hay lở loét sẽ không quá nghiêm trọng nên bạn không cần quá lo lắng.

Dị ứng là một trong những tác dụng phụ nguy hiểm nhưng xác suất xuất hiện rất thấp. Nhưng mức độ nguy hiểm của nó lại đe dọa đến tính mạng. Do vậy bạn cần chắc chắn không bị dị ứng với thành phần của thuốc. Khi xuất hiệu triệu chứng phát ban mẩn ngứa, chóng mặt thậm chí là khó thở bạn nên báo ngay cho bác sĩ. Đây là những triệu chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Còn rất nhiều tác dụng phụ khác của thuốc Sulconazole chưa được khám phá. Trên đây chỉ là một vài tác dụng phụ phổ biến thường gặp và dễ xuất hiện. Do vậy bạn cần được hỗ trợ và có chỉ định khi sử dụng thuốc từ bác sĩ chuyên môn.

3. Các biện pháp ngăn chặn phản ứng phụ của thuốc Sulconazole

Đầu tiên là đối với phòng ngừa nguy cơ dị ứng thuốc, bạn nên cho bác sĩ biết về nhưng dị ứng của cơ thể. Nếu bạn từng dị ứng với loại thuốc kháng nấm nào đó hãy báo lại cho bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn. Thêm vào đó bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh lý nền để bác sĩ có phương hướng xử lý phù hợp cũng như giúp đỡ tốt hơn trong quá trình điều trị.

Theo nghiên cứu, thuốc này chưa được khẳng định có ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không. Tuy nhiên bạn cũng cần tư vấn trước khi dùng. Mọi loại thuốc đều không được khuyến khích dùng trong thai kỳ và khi cho con bú.

Cho bác sĩ biết về nhưng dị ứng của cơ thể để phòng các phản ứng phụ của thuốc Sulconazole
Cho bác sĩ biết về nhưng dị ứng của cơ thể để phòng các phản ứng phụ của thuốc Sulconazole

4. Những sản phẩm gây ra tương tác với thuốc Sulconazole

Thông tin về những tương tác của thuốc còn chưa đầy đủ. Tuy nhiên một số bác sĩ hiểu và biết sâu về loại thuốc này sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên phù hợp. Họ sẽ thực hiện điều chỉnh liều lượng thuốc Sulconazole phù hợp nhất có thể. Vì vậy bạn cần đến bác sĩ để được đảm bảo an toàn cao nhất.

Đồng thời, bạn nên báo cho bác sĩ biết về nhưng dị ứng cũng như bệnh nền của cơ thể. Quan trọng hơn nữa là những toa thuốc hay thực phẩm bạn vẫn thường sử dụng trong quá trình điều trị. Hãy cung cấp đủ những thông tin này để bác sĩ có thể giúp bạn.

5. Chú ý liều lượng sử dụng thuốc Sulconazole

Sulconazole công dụng với bệnh về da nhưng có thể gây hại khi bạn vô tình nuốt phải. Thuốc được sử dụng theo yêu cầu của bác sĩ. Lưu ý không dùng cho các bệnh nhiễm trùng trừ khi bác sĩ chỉ định. Với bệnh trĩ bạn sử dụng thuốc có thể không đạt hiệu quả ngay. Tuy nhiên sau 1 liệu trình tình trạng sẽ cải thiện.

Khi bạn không may quen dùng hãy dùng lại hoặc chờ đến thời gian dùng liều kế tiếp. Trong trường hợp thời gian dùng liều kế tiếp quá gần hay bỏ qua liều đã quên. Việc gấp đôi liều lượng không được khuyến khích vì dược tính của thuốc có thể tạo ra phản ứng xấu cho cơ thể.

Dưới 40 độ C là nhiệt độ thích hợp để bảo quản thuốc. Ngoài ra bạn cần tránh nơi quá nóng hay quá ẩm. Đồng thời đặt thuốc ở xa tầm tay trẻ nhỏ và thú cưng để tránh chúng tò mò nuốt phải.

Khi thuốc hết hạn không nên đem bỏ vào bồn cầu hay xuống cống. Hãy xem hướng dẫn trên bao bì hoặc hỏi ý kiến bác sĩ. Việc xử lý thuốc không đúng cách sẽ gây hại cho môi trường. Vì vậy bạn cần hết sức lưu ý để hạn chế tối đa.

Thuốc Sulconazole là một sản phẩm bôi trên da. Một lần nữa bạn cần nhớ đó là thuốc bôi không được uống hoặc bôi lên các cơ quan nhạy cảm. Mọi vấn đề thắc mắc cần hỗ trợ bạn hãy liên hệ cho bác sĩ để được tư vấn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

734 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan