Thuốc Stafloxin là thuốc gì?

Thuốc Stafloxin 200 là sản phẩm được cấp phép bởi Cục quản lý Dược - Bộ Y tế với công dụng chính là điều trị các bệnh gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm như: nhiễm lậu tử cung, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn cấp.

1. Thuốc Stafloxin 200mg là thuốc gì?

Thuốc Stafloxin 200 là thuốc điều trị nhiễm khuẩn toàn thân với thành phần chính là Ofloxacin, một dẫn xuất axit cacboxylic nhóm Quinolon giúp kháng khuẩn phổ rộng. Thuốc Stafloxin 200 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim dùng theo đường uống.

Thuốc Stafloxin 200 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau đây:

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc Stafloxin

Thuốc Stafloxin 200 cần được dùng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn theo ý muốn.

Liều dùng tùy thuộc vào thể trạng, loại nhiễm khuẩn cũng như mức độ diễn tiến của bệnh. Người bệnh có thể tham khảo liều lượng dưới đây:

  • Điều trị lậu cầu cổ tử cung và niệu đạo không biến chứng: Uống 1 liều duy nhất 400mg (2 viên);
  • Điều trị viêm tuyến tiền liệt: Uống 300mg mỗi 12 giờ, kéo dài trong 6 tuần;
  • Điều trị nhiễm trùng da và mô mềm: Uống 400mg (2 viên) x2 lần/ngày;.
  • Điều trị viêm cổ tử cung và viêm niệu đạo không do lậu cầu: Uống 400mg (2 viên)/ngày đơn liều hoặc chia liều;
  • Điều trị nhiễm trùng tiết niệu: Uống 200-400mg (1-2 viên)/ngày, nếu cần, tăng liều lên 400mg (2 viên) x2 lần/ngày;
  • Đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính: Uống 400mg (2 viên)/ngày, nếu cần có thể tăng liều lên 400mg (2 viên) x2 lần/ngày.

*Lưu ý:

  • Riêng với bệnh nhân suy chức năng thận, sau liều khởi đầu thông thường nên giảm liều điều trị;
  • Thời gian điều trị thông thường từ 5-10 ngày (ngoại trừ lậu cầu không biến chứng dùng liều duy nhất). Thời gian điều trị bằng Stafloxin 200 không nên quá 02 tháng;
  • Thuốc dùng qua đường uống, thời điểm dùng thuốc tốt nhất là vào buổi sáng;
  • Uống nguyên viên thuốc, không nhai, không nghiền viên nén.
stafloxin 200
Thuốc Stafloxin 200 là thuốc điều trị nhiễm khuẩn toàn thân với thành phần chính là Ofloxacin

3. Tác dụng phụ của thuốc Stafloxin

Trong quá trình sử dụng thuốc Stafloxin 200 thì có thể sẽ gặp một số phản ứng phụ như:

  • Phản ứng tiêu hóa: Buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy;
  • Phản ứng thần kinh: Chóng mặt đau đầu, mệt mỏi, run rẩy, buồn ngủ, mất ngủ, ác mộng, rối loạn thị giác;
  • Phản ứng trên da: Phát ban, ngứa ngáy, quá mẫn;

Bên cạnh đó, cũng có một số phản ứng có hại nghiêm trọng và có nguy cơ không hồi phục, gây tàn tật như: viêm gân, đứt gân, bệnh lý thần kinh ngoại biên và các tác dụng bất lợi trên hệ thần kinh trung ương.

Nếu có dấu hiệu bất thường xảy ra, cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến các trung tâm y tế gần nhất để được giúp đỡ.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Stafloxin

Để tránh gặp phải những phản ứng phụ không mong muốn thì chống chỉ định dùng Stafloxin 200 cho những đối tượng sau:

  • Người có tiền sử viêm gân;
  • Người có tiền sử động kinh (hoặc có ngưỡng động kinh thấp);
  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với các thuốc Quinolon khác hoặc với bất cứ thành phần tá dược nào của thuốc;
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú;
  • Trẻ em và trẻ vị thành niên đang lớn;
  • Bệnh nhân thiếu hụt hoặc có nguy cơ thiếu hụt hoạt tính glucose-6-phosphat dehydrogenase.

Đồng thời dùng thuốc thận trọng cho những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân suy thận;
  • Bệnh nhân có tiền sử tâm thần hoặc rối loạn thần kinh.

*Lưu ý: Tránh dùng các kháng sinh nhóm fluoroquinolone cho những bệnh nhân đã từng gặp các phản ứng nghiêm trọng liên quan đến fluoroquinolone. Ngừng dùng thuốc Stafloxin 200 ngay khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng đầu tiên của bất kỳ phản ứng có hại nghiêm trọng nào. Ngưng ngay với việc điều trị Ofloxacin nếu có các dấu hiệu:

  • Dấu hiệu đầu tiên của phản ứng quá mẫn;
  • Viêm, đau hoặc đứt gân. Cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động cho đến khi tình trạng được cải thiện.
stafloxin 200
Buồn nôn và nôn là tác dụng phụ của thuốc Stafloxin

5. Tương tác thuốc Stafloxin

  • Thuốc kháng axit, sắt uống và Sucralfat có thể làm giảm hấp thu Ofloxacin;
  • Stafloxin 200 có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu WarfarinAcenocoumarol là tăng nguy cơ gây chảy máu. Do vậy cần kiểm tra chỉ số INR thường xuyên. Có thể cần phải điều chỉnh liều thuốc chống đông máu trong thời gian điều trị bằng Stafloxin và sau khi ngừng điều trị.

Nhìn chung thuốc Stafloxin 200 có ưu điểm là điều trị hiệu quả các tình trạng viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung... Tuy nhiên thuốc có nhược điểm là có thể gây viêm gân, đứt gân không hồi phục và một số tác dụng phụ khác. Do vậy không được dùng cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan