Thuốc Olanstad 10 trị bệnh gì?

Thuốc Olanstad 10 với thành phần chính là Olanzapine được chỉ định trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt cùng các triệu chứng về thần kinh khác. Đọc tiếp bài viết để biết thông tin cơ bản về tác dụng, cách sử dụng thuốc Olanstad.

1. Olanstad 10 là thuốc gì?

Olanstad 10 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần là Olanzapine 10mg cùng tá dược, được đóng gói 1 hộp gồm 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Thuốc Olanstad 10 dùng điều trị tình trạng tâm thần phân liệt, các triệu chứng thần kinh như hoang tưởng, rối loạn suy nghĩ, ảo giác, trầm cảm,... Thuốc có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân lấy lại thần kinh ổn định.

2. Thuốc Olanstad 10 trị bệnh gì?

Thuốc Olanstad 10 trị bệnh gì với chỉ thành phần chủ yếu là Olanzapine? Theo đó, Olanzapine là hoạt chất thuộc nhóm thieno benzodiazepin, có ái lực với thụ thể của muscarin, serotonin, histamin H1 và adrenergic cùng các thụ thể của dopamin, với công dụng điều trị tấn công và duy trì loạn tâm thần.

Thuốc Olanstad được chỉ định trong những trường hợp:

  • Điều trị tâm thần phân liệt.
  • Triệu chứng loạn thần dương tính (có biểu hiện rõ ràng như hoang tưởng, ảo giác, trầm cảm) hoặc âm tính (hạn chế ngôn ngữ, lãnh đạm, vô cảm).
  • Điều trị duy trì cải thiện tình trạng với bệnh nhân có đáp ứng điều trị lần đầu.
  • Điều trị chứng hưng cảm đã có đáp ứng với Olanzapine, phòng ngừa tái phát rối loạn lưỡng cực.

3. Cách sử dụng thuốc Olanstad 10

Liều dùng của thuốc Olanstad phụ thuộc vào các dạng bệnh, tình trạng và mức độ bệnh và phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

Đối với người lớn:

  • Tâm thần phân biệt: Liều khuyến cáo khởi đầu là 10 mg/ngày, điều chỉnh liều thực hiện cách đợt không dưới 1 tuần tùy theo đánh giá lâm sàng.
  • Cơn hứng cảm: Liều khởi đầu với đơn trị liệu là 15 mg/ngày và 10 mg/ngày với liệu kết hợp, điều chỉnh liều 5mg không dưới 24 giờ, nếu có đáp ứng với olanzapine liều khởi đầu là 10 mg/ngày để phòng ngừa tái phát.
  • Rối loạn lưỡng cực: Liều khởi đầu là 10 mg/ngày.
  • Đối với bệnh nhân suy gan hay suy thận, liều khởi đầu khuyến cáo là 5 mg/ngày, thận trọng với việc tăng liều, cần theo dõi đáp ứng của bệnh nhân.

Đối với trẻ em:

  • Trẻ em nhỏ hơn 13 tuổi: Chưa có độ đánh giá an toàn, hiệu quả.
  • Trẻ em ở độ tuổi từ 13-17 tuổi: Cần thận trọng và có sự giám sát của bác sĩ khi sử dụng Olanstad 10.
  • Tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực: Liều khởi đầu thường 2,5 – 5 mg/ngày.

4. Các lưu ý khi sử dụng thuốc Olanstad 10

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Olanstad, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Olanstad 10 chống chỉ định với bệnh nhân mẫn cảm với Olanzapine, các thành phần tá dược của thuốc và bệnh nhân có khả năng tăng nhãn áp góc hẹp.
  • Đối với phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú không nên sử dụng thuốc do Olanzapine có thể được bài tiết qua sữa mẹ.
  • Đối với người lái xe hay vận hành điều khiển máy móc cần cẩn trọng khi sử dụng do Olanstad 10 có thể gây buồn ngủ hay chóng mặt.
  • Đối với người bệnh có bệnh lý về gan như tăng ALT, AST triệu chứng suy gan hay đang điều trị với loại thuốc có thể gây độc cho gan, trường hợp viêm gan đã được chẩn đoán, nên ngừng điều trị với Olanzapine.
  • Đối với bệnh nhân có tiền sử động kinh cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ, cẩn trọng khi sử dụng.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Olanstad cùng với rượu và những loại thuốc tác động đến trung ương thần kinh khác.
  • Nguy cơ có thể tăng rối loạn vận động muộn khi điều trị lâu dài với Olanstad 10, do vậy khi xuất hiện các dấu hiệu của rối loạn vận động muộn cần hỏi ý kiến bác sĩ để giảm liều hoặc ngừng sử dụng.
  • Không được dùng thuốc cho bệnh nhân không dung nạp được galactose, thiếu hụt lactase hoặc hấp thu kém glucose-galactose.
  • Không dùng được thuốc Olanstad cho bệnh nhân quá nhạy cảm với lecithin đậu nành.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Olanstad:

  • Rất thường xuyên phổ biến: Buồn ngủ, tăng cân, tăng nồng độ prolactin huyết, hạ huyết áp ở tư thế đứng.
  • Thường gặp: Tăng bạch cầu; tăng nồng độ cholesterol, glucose niệu, triglycerid; tăng cảm giác thèm ăn; Parkinson, rối loạn vận động, chóng mặt, hoa mắt; táo bón; tăng AST, ALT; gây phát ban, đau khớp, mệt mỏi.
  • Ít xảy ra: Nhịp tim chậm, giảm bạch cầu lympho, viêm gan, rụng tóc, đi tiểu không kiểm soát, tăng bilirubin.
  • Hiếm khi gặp: Giảm tiểu cầu, hạ thân nhiệt,viêm tụy, hội chứng thần kinh ác tính.
  • Đối với bệnh nhân mắc Parkinson, rối loạn tâm thần được khuyến cáo không sử dụng thuốc Olanstad.
  • Với tác dụng kháng cholinergic: cần cẩn trọng sử dụng cho bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt.

Thuốc Olanstad 10 có tác dụng lên hệ thần kinh nên người bệnh cần tới bệnh viện thăm khám để bác sĩ kê đơn, chỉ dẫn và giám sát nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan