Thuốc mỡ máu uống trước hay sau ăn?

Thuốc mỡ máu là thuốc giúp làm hạ cholesterol có trong máu, được dùng trong phác đồ điều trị một số bệnh lý liên quan. Cách uống thuốc mỡ máu như thế nào cũng như thuốc mỡ máu uống trước hay sau ăn là vấn đề cần được quan tâm vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả tác dụng của thuốc lên cơ thể và giảm được những tác dụng không mong muốn từ loại thuốc này.

1. Thuốc mỡ máu uống trước hay sau ăn?

Tình trạng mỡ trong máu tăng cao là tình trạng bệnh lý mà các chất béo trong máu như cholesterol, triglyceride tăng cao. Đây là một bất thường về sức khỏe mà nếu không được điều trị và theo dõi thường xuyên thì sẽ có nhiều khả năng dẫn đến các tình trạng bệnh lý nguy cơ cao khác như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, có thể gây ra tử vong. Để chẩn đoán mỡ máu tăng cao thì thường rất khó phát hiện trên lâm sàng vì bệnh ít có những triệu chứng điển hình, thay vào đó việc thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng định kỳ là yếu tố cần thiết để chẩn đoán bệnh, nhất là đối với những bệnh nhân đang bị béo phì, bệnh lý đái tháo đường hay tiền sử có người thân trong gia đình mắc phải bệnh lý nhồi máu cơ tim thì càng cần tầm soát kỹ hơn đối với tình trạng mỡ máu tăng cao. Để điều trị tình trạng mỡ máu tăng cao thì ban đầu vẫn ưu tiên việc thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng, tuy nhiên nếu bệnh không cải thiện thì cần chỉ định thuốc làm hạ mỡ máu để điều trị.

“Thuốc mỡ máu uống khi nào?” Với những bệnh nhân bị mỡ máu tăng cao và kèm theo những yếu tố như có nguy cơ mắc phải những bệnh lý về mạch máu, tim mạch thì việc điều trị với thuốc hạ mỡ máu là cần thiết. Cụ thể hơn, thuốc điều trị mỡ máu thường được khuyến cáo trong một số trường hợp như sau:

  • Nồng độ Cholesterol trong máu tăng cao khiến nguy cơ mắc phải những bệnh lý tim mạch cũng tăng lên, người bệnh đã từng phải các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,...
  • Nồng độ LDL < 190mg/dL (10.5 mmol/L).
  • Người bệnh mang trong mình bệnh lý đái tháo đường, đặc biệt là những bệnh nhân trong độ tuổi 40 - 75 tuổi.
  • Người bệnh có nguy cơ mắc phải bệnh tim mạch, điển hình là những bệnh lý mạch vành như đột quỵ, xơ vữa động mạch,... kèm với nồng độ LDL > 70 mg/dL (3.9 mmol/L).

Ngoài ra, bác sĩ điều trị cũng sẽ đánh giá mức độ xảy ra và tiến triển của nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não ở người bệnh trong vòng 10 năm, nếu khả năng này > 5% thì sẽ có chỉ định điều trị với thuốc hạ mỡ máu. Trong thời gian dùng thuốc thì việc có một lối sống khoa học và chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp vẫn cần được kiểm soát để tối ưu hóa hiệu quả điều trị.

2. Cách uống thuốc mỡ máu

Thuốc hạ mỡ máu cần được sử dụng tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ điều trị đưa ra nhằm hạn chế những tác dụng nguy hiểm sẽ diễn ra khi người bệnh dùng sai cách, có thể là tương tác thuốc, tác dụng không mong muốn,... Một số lưu ý trong cách dùng thuốc hạ mỡ máu đó là:

  • Người bệnh cần dùng thuốc đều đặn theo đơn mà bác sĩ kê, nếu gặp phải một số vấn đề bất thường hoặc uống thuốc không thấy hiệu quả thì báo ngay cho bác sĩ và không được ngừng dùng thuốc hay giảm liều thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ điều trị. Nếu quên liều thuốc thì hãy bỏ qua và uống tiếp theo liệu trình, không uống bù.
  • Nếu bệnh nhân có những nguy cơ mắc phải bệnh tim mạch thì sẽ được chỉ định dùng thuốc hạ mỡ máu liều cao hoặc tác dụng dài, còn những bệnh nhân không có các yếu tố trên thì có thể dùng thuốc hạ mỡ máu ở liều thấp và thời gian tác dụng ngắn hơn.
  • Thuốc hạ mỡ máu, nhất là nhóm Statin được nghiên cứu rằng sẽ có hiệu quả cao nhất khi dùng thuốc vào buổi tối, còn các thuốc hạ mỡ máu nhóm khác thì thường được khuyến cáo dùng vào buổi sáng sẽ tốt hơn.
  • Một số tác dụng phụ thường gặp đó là đau mỏi cơ, chuột rút, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, đau đầu chóng mặt...
  • Thuốc hạ mỡ máu thường được chỉ định nhiều nhất đó là Statin có thể tương tác với các loại vitamin, thảo dược, thực phẩm chức năng, bưởi,... nên cần lưu ý với những loại thuốc và những loại thức ăn này.
  • Bệnh nhân không được hút thuốc lá trong thời gian điều trị vì nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải những bệnh lý tim mạch ở người bệnh.
  • Tăng cường tập thể dục để kiểm soát cân nặng, giảm yếu tố nguy cơ mắc phải những bệnh lý tim mạch.

3. Kết luận

Thuốc hạ mỡ máu là thuốc phổ biến hiện nay, được chỉ định sử dụng cho các bệnh nhân mắc phải tình trạng tăng cholesterol máu và có thể kèm theo những yếu tố nguy cơ của bệnh lý mạch máu và tim mạch như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,... Tuy nhiên, người bệnh cần được hướng dẫn cách dùng thuốc mỡ máu một cách an toàn và hiệu quả để tránh dẫn đến một số tác dụng không mong muốn từ thuốc.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan