Thuốc Ifosfamide: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Ifosfamide là một loại được sử dụng để điều trị các bệnh ung thư khác nhau, chẳng hạn như ung thư tinh hoàn. Thuốc có tác dụng làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của các tế bào ung thư.

1. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Ifosfamide

Thuốc Ifosfamide được chỉ định trong các trường hợp sau:

Thuốc Ifosfamide chống chỉ định trong các trường hợp:

  • Ung thư di căn đến xương
  • Mất nước
  • Lượng kali trong máu thấp
  • Hội chứng Fanconi, một tình trạng của thận dẫn đến đi tiểu nhiều, khát nước và nôn mửa.
  • Thiếu máu
  • Giảm tiểu cầu trong máu
  • Lượng bạch cầu thấp
  • Sự hoang mang
  • Rối loạn tổng quát của dây thần kinh ngoại vi
  • Bệnh gan
  • Nhiễm toan ống thận
  • Giảm chức năng thận
  • Viêm và chảy máu bàng quang do hóa trị liệu
  • Hôn mê
  • Lượng bilirubin trong máu cao
  • Xét nghiệm chức năng gan bất thường
  • Thai kỳ
  • Phụ nữ đang cho con bú

2. Cách sử dụng thuốc Ifosfamide

  • Thuốc Ifosfamide được sử dụng bằng đường tiêm vào tĩnh mạch bởi nhân viên ý tế chuyên nghiệp.
  • Liều lượng thuốc Ifosfamide được tính dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn, kích thước cơ thể và đáp ứng với điều trị.
  • Nếu thuốc Ifosfamide chạm vào da của bạn, ngay lập tức rửa sạch khu vực đó bằng xà phòng và nước. Nếu thuốc dính vào mắt, hãy mở mí mắt và rửa sạch bằng nước trong 15 phút, sau đó nhận trợ giúp y tế ngay lập tức.
  • Để giúp ngăn ngừa các vấn đề về tiết niệu, hãy uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên khi sử dụng Ifosfamide, trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ. Bác sĩ cũng có thể kê đơn các thuốc khác (chẳng hạn như mesna, dịch truyền tĩnh mạch) để giảm nguy cơ.
  • Các xét nghiệm như công thức máu toàn bộ, nồng độ muối/ khoáng chất trong máu, chức năng thận nên được thực hiện trong khi bạn đang sử dụng thuốc Ifosfamide.
Tiêm thuốc Ifosfamide
Thuốc Ifosfamide cần được tiêm bởi nhân viên y tế chuyên nghiệp

3. Phản ứng phụ của thuốc Ifosfamide

Trong quá trình sử dụng thuốc Ifosfamide, bạn có thể cảm thấy buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau dạ dày, đau bụng, chán ăn, hoặc mẩn đỏ/ đau/ sưng tấy tại chỗ tiêm.

Buồn nôn và nôn có thể nghiêm trọng. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc khác cho bạn để ngăn ngừa hoặc giảm buồn nôn và nôn. Đồng thời bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ, nên ăn thức ăn mềm, không ăn trước khi điều trị, tránh đồ uống có cồn hoặc hạn chế hoạt động có thể giúp giảm bớt một số tác dụng phụ này. Nếu những tác dụng phụ này kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn, hãy báo cho bác sĩ của bạn ngay lập tức.

Hiếm khi buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng có thể khiến cơ thể mất quá nhiều nước. Nhưng nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng mất nước như bình thường giảm đi tiểu, thường khô miệng/ tăng khát, thiếu nước mắt, chóng mặt/ kém minh mẫn, da nhăn hoặc nhợt nhạt, bạn cần báo cho bác sĩ biết ngay lập tức.

Bạn có thể bị đau hoặc lở loét trong miệng và cổ họng. Đánh răng nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh sử dụng nước súc miệng có chứa cồn và súc miệng thường xuyên bằng nước muối.

Trong khi điều trị bằng Ifosfamide, bạn có thể bị rụng tóc tạm thời. Sự phát triển bình thường của tóc sẽ trở lại sau khi điều trị kết thúc.

Những người sử dụng thuốc Ifosfamide có thể có các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, bác sĩ của bạn đã kê đơn loại thuốc này vì họ đã đánh giá rằng lợi ích mang lại cho bạn lớn hơn nguy cơ gây ra các tác dụng phụ. Sự theo dõi cẩn thận của bác sĩ có thể làm giảm nguy cơ gặp phải tác dụng phụ.

Hãy cho bác sĩ của bạn biết ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào của thuốc Ifosfamide, bao gồm: Tê/ ngứa ran ở bàn tay/ bàn chân, các dấu hiệu của các vấn đề về tim (chẳng hạn như nhịp tim nhanh/ chậm/ không đều, khó thở, sưng mắt cá chân/ bàn chân, mệt mỏi bất thường, tăng cân bất thường/ đột ngột), thay đổi lượng nước tiểu, thay đổi thị lực (như giảm/ nhìn mờ), kinh nguyệt không đều/ ngừng kinh (phụ nữ).

Nhận trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nào rất nghiêm trọng của thuốc Ifosfamide, bao gồm: Co giật.

Một phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng với thuốc Ifosfamide là rất hiếm. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây của phản ứng dị ứng nghiêm trọng: Phát ban, ngứa/ sưng (đặc biệt là ở mặt / lưỡi / cổ họng), chóng mặt nghiêm trọng, khó thở, hãy tìm trợ giúp y tế ngay lập tức.

Dưới đây là các tác dụng phụ của thuốc Ifosfamide theo khả năng xảy ra.

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Ifosfamide gồm có:

  • Nhiễm trùng
  • Thiếu máu
  • Giảm tiểu cầu trong máu
  • Lượng bạch cầu thấp
  • Mức độ bạch cầu trung tính thấp
  • Tổn thương gan
  • Viêm bàng quang và xuất huyết
  • Đi tiểu khó hoặc đau
  • Tăng nhu cầu đi tiểu thường xuyên
  • Rụng tóc
  • Buồn ngủ
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa

Tác dụng phụ ít gặp của thuốc Ifosfamide gồm có:

  • Sự hoang mang
  • Tổn thương thận
  • Sốt
  • Viêm tĩnh mạch
Tác dụng phụ thuốc Ifosfamide
Bạn có thể cảm thấy buồn nôn khi dùng thuốc Ifosfamide

Tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc Ifosfamide gồm có:

  • Nhiễm trùng huyết
  • Nhiễm nấm cơ hội
  • Viêm phổi do nấm Pneumocystis Jiroveci gây ra.
  • Ung thư biểu mô tế bào thận
  • Bệnh bạch cầu cấp tính
  • Ung thư tuyến giáp
  • Rối loạn do thừa hormon chống bài niệu
  • Cơ thể dư thừa axit
  • Giảm sức đề kháng của cơ thể
  • Hội chứng ure huyết tán huyết
  • Giảm đáng kể hoạt động của tủy xương
  • Đông máu nội mạch lan tỏa
  • Lượng bạch cầu hạt rất thấp
  • Methemoglobin huyết
  • Vấn đề tâm thần do dùng thuốc
  • Bệnh ngoại tháp
  • Bệnh não
  • Tác động độc hại lên hệ thần kinh trung ương
  • Rối loạn dây thần kinh ngoại vi
  • Độc tính đối với dây thần kinh thính giác
  • Huyết áp cao
  • Một cơn đau tim
  • Một cục máu đông trong phổi
  • Tràn dịch màng tim
  • Bệnh cơ tim
  • Tín hiệu điện tim bất thường
  • Nhịp tim nhanh trên thất
  • Rung nhĩ
  • Nhịp nhĩ sớm
  • Nhịp thất sớm
  • Loạn nhịp thất
  • Loạn nhịp tim trên thất
  • Suy tim mãn tính
  • Độc tính đối với tim
  • Viêm mạch máu
  • Hội chứng rò rỉ mao mạch
  • Bệnh tắc tĩnh mạch gan
  • Cục máu đông trong tĩnh mạch sâu ở tứ chi
  • Huyết áp thấp
  • Viêm phổi kẽ
  • Xơ phổi
  • Viêm miệng
  • Hội chứng Myelodysplastic
  • Hôn mê
  • Ảo giác
  • Co giật
  • Giảm huyết áp đáng kể do nhiễm vi khuẩn
  • Khó thở
  • Sốc phản vệ
  • Phù mạch
  • Ung thư hạch ác tính
  • Đái tháo nhạt có biến chứng của thận
  • Một loại nhiễm trùng nào
  • Suy đa cơ quan
  • Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính
  • Mô sợi dư thừa bảo phủ xung quanh tim
  • Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng cơ hội
  • Hội chứng thu hồi bức xạ
  • Hội chứng ly giải khối u
  • Rối loạn hoảng sợ
  • Bệnh thần kinh ngoại vi
  • Mờ mắt
  • Mắt đỏ
  • Tiếng chuông trong tai
  • Mất thính lực
  • Sản xuất quá nhiều nước bọt
  • Táo bón
  • Số lượng tinh trùng thấp
  • Không có kinh nguyệt
  • Viêm da
  • Ngứa
  • Sạm da
  • Mê sảng
  • Mất trí nhớ
  • Cảm giác quay cuồng
  • Mệt mỏi
  • Ớn lạnh
  • Đỏ mặt và cổ tạm thời
  • Giảm sự thèm ăn
  • Khát
  • Rò rỉ nước tiểu không chủ ý
  • Đi tiểu quá mức
  • Suy giảm khả năng chữa lành vết thương
  • Một cảm giác khó chịu
  • Đau bụng dữ dội

Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc Ifosfamide. Nếu bạn nhận thấy các tác dụng khác của Ifosfamide không được liệt kê ở trên, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn ngay lập tức, để có hướng xử trí kịp thời.

4. Các biện pháp phòng ngừa tác dụng phụ của thuốc Ifosfamide

Trước khi sử dụng ifosfamide, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với loại thuốc này và bất kỳ dị ứng nào khác nếu có. Trong thuốc Ifosfamide có thể chứa các thành phần không hoạt động, và chúng có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề khác.

Trước khi sử dụng thuốc Ifosfamide, hãy cho bác sĩ biết tiền sử bệnh của bạn, đặc biệt là: Các vấn đề về máu/ chảy máu (như thiếu máu, số lượng tế bào máu thấp), nhiễm trùng hiện tại, các vấn đề về tim (như nhịp tim nhanh/ không đều, suy tim), bệnh thận, bệnh gan, điều trị bức xạ, các vấn đề về tiểu tiện.

Thuốc Ifosfamide có thể làm cho bạn buồn ngủ và rượu, cần sa có thể khiến bạn buồn ngủ hơn. Vì vậy bạn không nên lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ việc gì cần sự tỉnh táo khi đang sử dụng Ifosfamide, cho đến khi bạn có thể làm việc đó một cách an toàn. Hạn chế đồ uống có cồn và tuyệt đối không sử dụng cần sa trong khi điều trị bằng Ifosfamide.

Ifosfamide có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn hoặc có thể làm trầm trọng thêm bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào hiện tại. Bạn cần tránh tiếp xúc với những người đang bị bệnh nhiễm trùng có thể lây sang người khác (như thủy đậu, sởi, cúm). Nếu bạn đã tiếp xúc với người bị nhiễm trùng hãy báo ngay cho bác sĩ biết.

Không tiêm chủng trong quá trình sử dụng Ifosfamide khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Đồng thời bạn cũng cần tránh tiếp xúc với những người gần đây đã nhận được vắc-xin sống giảm độc lực.

Lưu ý khi tiêm Ifosfamide
Trong quá trình dùng thuốc Ifosfamide không nên tiêm chủng

Thuốc Ifosfamide có thể khiến vết thương chậm lành hơn bình thường. Vì vậy bạn cần hãy thận trọng với các vật sắc nhọn như dao cạo và máy cắt móng tay, đồng thời tránh các hoạt động như thể thao tiếp xúc có thể khiến bạn bị chấn thương.

Hiếm khi những người được điều trị bằng thuốc Ifosfamide đã phát triển các bệnh ung thư khác (chẳng hạn như bệnh bạch cầu).

Trước khi phẫu thuật, hãy nói với bác sĩ hoặc nha sĩ của bạn về việc bạn đang điều trị bằng Ifosfamide.

Cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai trước khi sử dụng Ifosfamide. Bạn không nên có thai khi sử dụng ifosfamide, bởi thuốc có thể gây hại cho thai nhi. Phụ nữ đang sử dụng thuốc này nên hỏi về các hình thức kiểm soát sinh đẻ đáng tin cậy.

Thuốc Ifosfamide cũng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng, làm tăng nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh. Vì vậy nam giới có bạn tình nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên hỏi về các hình thức kiểm soát sinh đẻ đáng tin cậy (chẳng hạn như bao cao su) trong khi sử dụng thuốc này và trong tối đa 6 tháng sau khi ngừng điều trị.

Thuốc Ifosfamide đi vào sữa mẹ và có thể có những ảnh hưởng không mong muốn trên một đứa trẻ sơ sinh. Không khuyến khích việc cho con bú trong khi sử dụng thuốc này.

5. Tương tác của thuốc Ifosfamide

Tương tác thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc Ifosfamide hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc bạn sử dụng. Không bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào khi đang điều trị bằng Ifosfamide, mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.

Sản phẩm có thể tương tác với thuốc Ifosfamide là: Axit nalidixic.

6. Làm gì khi sử dụng quá liều hoặc quên sử dụng thuốc Ifosfamide?

Nếu bạn hoặc ai đó đã sử dụng quá liều thuốc Ifosfamide và có các triệu chứng nghiêm trọng như ngất đi hoặc khó thở, hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức.

Để có lợi ích tốt nhất có thể, điều quan trọng là phải nhận được mỗi liều thuốc Ifosfamide theo lịch trình bác sĩ chỉ dẫn. Nếu bạn bỏ lỡ một liều thuốc, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn để thiết lập một lịch dùng thuốc Ifosfamide mới.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan