Thuốc Furosemide: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Có một số phương pháp hỗ trợ bệnh nhân đào thải lượng nước và muối dư thừa trong cơ thể, giảm biến chứng phù nề; trong đó không ít bác sĩ chỉ định hướng điều trị sử dụng thuốc Furosemide. Để đạt được lợi ích nhiều nhất, người bệnh và gia đình cần nắm rõ thuốc Furosemide có tác dụng gì, và những điều cần lưu ý.

1. Furosemide có tác dụng gì?


Đối với bệnh nhân suy tim, bệnh gan, thận, hiện tượng phù nề đã trở nên phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Nguyên nhân của biến chứng này là do một lượng nước dư thừa được tích tích trữ trong cơ thể. Do đó, Furosemide thường được chỉ định như một loại thuốc lợi tiểu, đào thải bớt nước và muối cho người bệnh.

Bên cạnh đó, thuốc Furosemide có thể làm giảm các triệu chứng như khó thở và sưng ở tay, chân và bụng; và được sử dụng để điều trị huyết áp cao. Khi huyết áp cao được giảm sẽ giúp ngăn ngừa đột quỵ, đau tim và các vấn đề về thận.

2. Sử dụng thuốc Furosemide đúng cách.

Người bệnh cần sử dụng Furosemide đúng chỉ định của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Thuốc chống chỉ định cho người quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc.

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, tuổi tác và khả năng đáp ứng điều trị mà mỗi người sẽ được chỉ định liều lượng khác nhau. Đối với trẻ em, liều dùng thường dựa trên cân nặng. Người cao tuổi được chỉ định bắt đầu với liều thấp hơn để giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ. Thuốc Furosemide có thể sử dụng trước hoặc sau ăn, nhưng tốt nhất là tránh dùng thuốc này trong vòng 4 giờ trước khi đi ngủ để hạn chế phải thức dậy để đi tiểu.

thuốc Furosemide
Thuốc Furosemide cần được sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ

Furosemide nên được dùng thường xuyên để nhận được hiệu quả cao nhất. Để tránh bị quên liều, người bệnh nên uống thuốc vào những khung giờ cố định trong ngày và tiếp tục dùng ngay cả khi cảm thấy khỏe. Đối với những những người cao huyết áp, vì việc sử dụng Furosemide nhằm duy trì trạng thái sức khỏe ổn định nên hầu như bạn sẽ không cảm thấy sự khác biệt quá lớn. Vì vậy, chỉ được phép dừng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Sucralfate, Cholestyramine và Colestipol có thể làm giảm sự hấp thu của Furosemide. Nên nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này, hãy tham khảo bác sĩ, tách thời gian của mỗi liều khỏi Furosemide ít nhất 2 giờ.

3. Tác dụng phụ của thuốc Furosemide.

Không phải tất cả người dùng Furosemide đều gặp tác dụng phụ. Bạn nên liên hệ ngay với trung tâm y tế uy tín khi gặp phải một trong những triệu chứng sau:

  • Chóng mặt, choáng váng, nhức đầu hoặc mờ mắt có thể xảy ra khi cơ thể bắt đầu thích nghi với thuốc. Để giảm nguy cơ chóng mặt và choáng váng, hãy đứng dậy từ từ, từ tư thế ngồi hoặc nằm.
  • Chuột rút cơ, suy nhược, mệt mỏi bất thường, lú lẫn, chóng mặt nghiêm trọng, ngất xỉu, buồn ngủ, khô miệng/ khát bất thường, buồn nôn, nôn mửa, nhịp tim nhanh/ không đều.
  • Dấu hiệu của các vấn đề về thận (chẳng hạn như thay đổi lượng nước tiểu), tê/ ngứa ran/ đau/ đỏ/ sưng cánh tay/ chân, thay đổi thính giác (chẳng hạn như như ù tai, giảm thính lực/ điếc tạm thời hoặc vĩnh viễn), đau dạ dày/ bụng, vàng mắt/ da
  • Tuy người bệnh hiếm khi bị dị ứng nhưng bạn cũng nên trao trao đổi với bác sĩ nếu bị phát ban, ngứa/ sưng (đặc biệt là mặt/ lưỡi/ cổ họng), chóng mặt nghiêm trọng, khó thở.

4. Những lưu ý khi sử dụng Furosemide

Furosemide có thể khiến bạn chóng mặt hoặc giảm tầm nhìn; đặc biệt mức độ nặng hơn khi sử dụng cùng chất kích thích như rượu hoặc cần sa. Vì vậy, không lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ điều gì cần sự tỉnh táo hoặc tầm nhìn rõ ràng; hạn chế đồ uống có cồn.

Bạn cần trao đổi với bác sĩ về tất cả các sản phẩm đang sử dụng (bao gồm thuốc theo toa, thuốc không kê đơn và các sản phẩm thảo dược).

Trẻ sinh sớm (trẻ sinh non) và trẻ em có thể nhạy cảm hơn với một số tác dụng phụ của thuốc này, chẳng hạn như sỏi thận. Nếu bạn đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, Furosemide chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết. Vì vậy, nên thảo luận cẩn thận với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích.

Thuốc này có thể can thiệp vào một số xét nghiệm trong phòng thí nghiệm (chẳng hạn như nồng độ hormone tuyến giáp), có thể gây ra kết quả xét nghiệm sai. Do đó, hãy đảm bảo rằng nhân viên phòng thí nghiệm và các bác sĩ biết bạn đang sử dụng Furosemide.

Lưu ý khi dùng thuốc Furosemide
Chế độ ăn uống dinh dưỡng giúp thuốc Furosemide tăng hiệu quả

Một lối sống tích cực có thể giúp Furosemide hoạt động tốt hơn bao gồm tập thể dục, ngừng hút thuốc, giảm căng thẳng và thay đổi chế độ ăn uống của bạn.

Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc y tế (chẳng hạn sinh tiết thận, nồng độ khoáng chất trong máu như kali) nên được thực hiện định kỳ để theo dõi khả năng đáp ứng của bạn hoặc kiểm tra các tác dụng phụ. Bên cạnh đó, kiểm tra huyết áp cũng nên thực hiện thường xuyên trong khi dùng thuốc này.

5. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của Furosemide hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì tài liệu này không bao gồm tất cả các tương tác thuốc có thể nhưng nên bạn hãy trao đổi với bác sĩ tất cả những sản phẩm dược đang sử dụng. Lưu ý không tự bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào mà chưa có sự chấp thuận của bác sĩ chuyên khoa.

Một số thuốc có thể tương tác với Furosemide bao gồm: desmopressin, axit ethacrynic, lithium; các sản phẩm trị ho và cảm lạnh, thuốc hỗ trợ ăn kiêng hoặc NSAID như ibuprofen/ naproxen).

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan